Trinh nữ hoàng cung crila – phát hiện mới của Việt Nam trên trường quốc tế.
Lần cập nhật nội dung gần nhất: 9/1/2021.
Từ năm 1990, qua nghiên cứu các cây trinh nữ hoàng cung, TS. NTN. Nguyễn Thị Ngọc Trâm đã phát hiện một mẫu cây chứa nhiều hợp chất hóa học khác với các mẫu còn lại cũng thuộc loài C. latifolium L. trong quần thể Crinum quen thuộc ở Việt Nam. Kết hợp với các đặc điểm thực vật học, sự khác biệt về di truyền, các nhà thực vật học khẳng định mẫu C. latifolium L. nói trên là một thứ ( variety ) mới của loài trinh nữ hoàng cung ở Việt Nam. Nó được đặt tên là ‘Trinh nữ hoàng cung crila’ ( danh pháp khoa học là Crinum latifolium L. var. crilae Tram & Khanh, var. n.), thuộc họ Náng Amaryllidaceae. Đây là một đóng góp mới cho khoa học, đã được công bố trong Tạp chí Sinh học của Viện KH&CN Việt Nam, tập 34, số 2, trang 190 – 193, 6/2012. Mẫu cây này đã được chọn lọc để nghiên cứu trồng trọt, hóa học, tác dụng sinh học và phát triển trên quy mô lớn để lấy nguyên liệu sản xuất thuốc Crila của Công ty TNHH Thiên Dược. Sản phẩm được Cục Quản lý dược ( Bộ Y tế ) cho phép lưu hành toàn quốc với số đăng ký VD-15304-11. Ngoài ra thuốc cũng được cấp phép sử dụng ở nước ngoài.
Xem chi tiết thêm sản phẩm trinh nữ hoàng cung tại đây
Đặc điểm thực vật cây trinh nữ hoàng cung crila
Cây thảo sống nhiều năm, cao khoảng 30 – 40 cm, có thân hành gần hình cầu, đường kính 9 – 12 cm. Thân giả ngắn do các bẹ lá ôm sát nhau tạo thành.
Lá mọc tỏa ra quanh gốc, hình dải mỏng, dài 40 – 50(-90) cm, rộng 4 – 6(-10) cm, mép lá nguyên, lượn sóng, hai mặt gốc phiến lá không màu, có bẹ.
Trục cụm hoa đậm, dài 40 – 50 cm, mặt cắt có hình bầu dục, kích thước 1 x 1,5 cm; tận cùng mang 6 – 8 hoa gần như không cuống, trông như một tán giả, bên ngoài có tổng bao lá bắc gồm 2 phiến mỏng hình tam giác, dài khoảng 5 – 7 cm, đáy rộng khoảng 2,5 – 3 cm. Nụ hoa sắp nở có hình thoi, đầu nhọn, dài 10 – 11 cm; rộng 3,5 cm.
Bao hoa hình phễu, với phần dưới hàn liền thành ống hơi cong, màu lục nhạt, dài 7 – 8 cm, đường kính 5 – 6 mm; phần trên là các thùy của đài và tràng rời nhau, mẫu 3. Khi hoa nở, chỉ có phần trên loe rộng hình phễu, các thùy của lá đài và cánh hoa tách ra và uốn cong ra phía ngoài, còn phần dưới vẫn áp sát vào nhau. Ba lá dài ở vòng ngoài rộng 2,5 – 2,7 cm; mặt ngoài có vệt màu đỏ tía nhạt chạy dọc ở giữa. Ba cánh hoa xếp xen kẽ ở vòng trong rộng 2,5 – 2,7 cm; mặt ngoài cũng có vệt đỏ tía nhạt chạy dọc, rộng bằng 1/3 chiều rộng cánh hoa. Sáu nhị đính ở họng của bao hoa; chỉ nhị mảnh và cong dài 7 – 8 cm; bao phấn dài 1 – 2 cm, đính lưng. Bầu dưới, hình trụ đến hình trứng ngược, dài 10 – 15 mm, rộng 7 – 8 mm; vòi nhụy rất mảnh, dài 19 – 20 cm, phần trên có màu đỏ tía, núm nhụy nhỏ. Quả gần hình cầu. Mùa hoa từ tháng 6 – 8.
Trong đó: 1. Toàn cây mang hoa; 2. Hai mặt gốc phiến lá không màu; 3. Lá đài; 4. Cánh hoa ( mặt trong – hàng trên; mặt ngoài – hàng dưới ); 5. Nhị ( Nguồn: ảnh Trần Công Khánh )
Crinum latifolium L. – Trinh nữ hoàng cung | Crinum latifolium L. var. crilae – Trinh nữ crila ( hình 1-5 ) | |
Gốc phiến lá | Mặt trên có màu tía nhạt | Hai mặt không màu ( hình 2 ) |
Lá đài | Mặt trong có vệt màu đỏ tía nhạt chạy dọc ở giữa | Mặt trong không màu, mặt ngoài có vệt màu đỏ tía nhạt chạy dọc ở giữa ( hình 3 ) |
Cánh hoa | Cả hai mặt đều có vệt đỏ tía nhạt | Mặt trong không màu, mặt ngoài có vệt đỏ tía nhạt chạy dọc, rộng bằng 1/3 chiều rộng cánh hoa ( hình 4 ) |
Bảng phân biệt trinh nữ hoàng cung và trinh nữ hoàng cung crila
Thành phần hóa học của cây trinh nữ crila
Ngoài những alcaloid chính trong loài C. latifoliun L. như ambellin, lycorin, pratorin (hippadin), crinamidin, powellin, 1,2-β-epoxyambellin, các hợp chất glucan A, glucan B…. Theo Nguyen Thi Ngoc Tram et al. (2002, 2003), thứ Crinum latifolium L. var. crilae Tram & Khanh còn có thêm những alcaloid sau: 9-Octadecenamidb , Dihydro-oxo-demethoxyhaemanthamin, augustamin, oxoassoanin, crinan-3α-ol, buphanidrin, undulatin, 6-hydroxyundulatin, 6- hydroxybuphanidrin, 6-hydroxypowellin và nhiều chất bay hơi. Theo Nguyễn Nhật Thành và nhóm nghiên cứu (2011), thứ Crinum latifolium L. var. crilae Tram & Khanh còn có thêm những chất sau: kaempferol, 4’-hydroxyl-7-methoxyflavan, β-sitosterol, stigmasterol.
Các thông tin trong bài viết hiện còn khá sơ sài và chưa làm rõ được công dụng của vị thuốc quý này. Rất mong bạn đọc góp ý để shop cải thiện bài viết hơn nữa trong tương lai.