Nguyên nhân hôi miệng và cách sử dụng tinh dầu dừa nguyên chất chữa hôi miệng hiệu quả bạn nên biết.
Lần cập nhật nội dung gần nhất: 5/10/2020.
A. Tìm hiểu nguyên nhân hôi miệng
Chứng hôi miệng ( halitosis ) hay hơi thở hôi ( bad breath ) là một triệu chứng trong đó hơi thở có mùi khó chịu rõ rệt, khiến những người bị ảnh hưởng luôn trong trạng thái lo lắng khi giao tiếp. Hôi miệng về lâu dài có thể dẫn đến trầm cảm ( depression ) và một số triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế ( obsessive compulsive disorder ).
Những lo lắng về hơi thở có mùi hôi có thể được chia thành các trường hợp chính đáng và không chính đáng. Trong số những người thực sự bị hôi miệng, khoảng 85% trường hợp là xuất phát từ bên trong miệng. Các trường hợp còn lại được cho là do rối loạn ở mũi, xoang, họng, phổi, thực quản ( esophagus ) hoặc dạ dày. Hiếm khi hôi miệng xuất phát từ một tình trạng bệnh lý tiềm tàng như suy gan ( liver failure ) hoặc nhiễm toan ceton ( ketoacidosis ). Trường hợp không chính đáng xảy ra khi ai đó cảm thấy mình đang bị hôi miệng nhưng người khác lại không phát hiện ra được. Con số này ước tính chiếm từ 5 đến 72 % trong số các trường hợp.
Có một số nguyên nhân gây ra hôi miệng như sau:
1. Miệng
Trong khoảng 90% các trường hợp thực sự hôi miệng, nguồn gốc của mùi hôi xuất phát ở chính miệng. Nguyên nhân phổ biến nhất là do màng sinh học ( biofilm ) tạo mùi ở mặt sau của lưỡi hoặc các vùng khác của miệng ở những người vệ sinh răng miệng kém.
– Lưỡi: Vị trí gây hôi miệng hàng đầu. Vi khuẩn tập trung trên bề mặt lưỡi sản sinh ra các hợp chất có mùi và các axit béo, chiếm từ 80 đến 90 % các trường hợp hôi miệng có liên quan đến miệng.
– Ứ đọng thức ăn trong răng, nhất là những chỗ bị sâu nặng.
– Khe nướu là những rãnh nhỏ giữa răng và nướu. Trong trường hợp bị tổn thương ở nướu cũng có thể gây ra sâu răng và phát sinh mùi hôi.
– Kẽ răng do răng sưa hoặc bị sứt, tổn thương dẫn đến thực phẩm bị đẩy xuống giữa hai hàm răng, mảnh thức ăn bị giữ lại, trải qua sự phân hủy chậm của vi khuẩn và phát sinh mùi hôi.
– Một số nguyên nhân không phổ biến khác bao gồm:
+ Hàm giả toàn phần với phần nền được làm từ Acrylic, có màu hồng nhạt tương tự như màu sắc của nướu thật. Loại hàm này được áp dụng cho các đối tượng bị mất toàn bộ răng như người cao tuổi. Với ưu điểm là giá thành thấp; dễ dàng tháo lắp; chất liệu hàm an toàn với cơ thể; không gây kích ứng nướu hay xảy ra bất cứ phản ứng phụ nào. Tuy nhiên sau 1 thời gian sử dụng, dịch miệng ngấm vào hàm giả sẽ tạo mùi khó chịu, gây hôi miệng nếu không được tháo ra vệ sinh kỹ sau mỗi bữa ăn và mỗi tối.
+ Nhiễm trùng miệng ( oral infections ).
+ Loét miệng ( mouth ulcer ).
+ Chế độ ăn kiêng quá mức hoặc ăn uống không đầy đủ.
+ Căng thẳng / lo âu.
+ Chu kỳ kinh nguyệt ( menstrual cycle ) ở phụ nữ – vào giữa chu kỳ và trong thời kỳ kinh nguyệt, các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi ( volatile sulfur compounds hay VSC ) trong hơi thở được báo cáo là có sự gia tăng đột biến.
+ Hút thuốc hoặc nhai thuốc lá vốn có liên quan đến bệnh nha chu hay viêm quanh răng ( periodontal ), và là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây ra tình trạng hôi miệng. Có thể kể ra một số các tác động tiêu cực khác đến miệng khi hút thuốc quá nhiều như tăng tỷ lệ sâu răng đến tổn thương tiền ác tính ( premalignant lesions ) hay thậm chí là ung thư miệng ( oral cancer ).
+ Lạm dụng rượu bia.
+ Các loại thực phẩm có mùi như hành, tỏi, sầu riêng, bắp cải, súp lơ và củ cải về mặt nào đó vẫn có thể gây ra hôi miệng khi chúng vẫn có thể để lại cặn bẩn trong miệng, vốn là đối tượng của vi khuẩn phân giải và giải phóng VSC nếu vệ sinh răng miệng không kĩ.
+ Thuốc – thường là những thuốc có thể gây khô miệng ( xerostomia ) tạo cơ hội cho sự nhân lên số lượng nhanh chóng của vi sinh vật trong miệng.
2. Mũi và xoang
Trong trường hợp này, không khí thoát ra từ lỗ mũi ( nostrils ) có mùi nồng khác hoàn toàn với mùi hôi từ miệng, nguyên nhân có thể do nhiễm trùng xoang ( sinus infections ) hoặc dị vật mắc kẹt trong mũi.
3. Amiđan
Có sự không đồng nhất về tỷ lệ các trường hợp bị hôi miệng do tình trạng của amidan. Một số báo cáo cho rằng amiđan là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra chứng hôi miệng phía sau miệng. Theo một báo cáo, khoảng 3% trường hợp hôi miệng có liên quan đến amiđan. Một số tình trạng của amiđan có thể liên quan đến chứng hôi miệng bao gồm viêm amiđan mãn tính ( chronic caseous tonsillitis ), sỏi amiđan ( tonsillolithiasis ), hay ít phổ biến hơn là áp xe quanh amiđan ( peritonsillar abscess ), bệnh nấm Actinomyces ( actinomycosis ), các khối u ác tính do nấm ( fungating malignancies ) hay u màng đệm ( chondroid choristoma ).
4. Thực quản
Cơ vòng thực quản dưới ( lower esophageal sphincter ), hay van giữa dạ dày ( stomach ) và thực quản ( esophagus ), có thể không đóng đúng cách do thoát vị khe thực quản ( hiatal hernia ) hay trào ngược dạ dày thực quản ( gastroesophageal reflux disease hay GERD ), khiến axit dễ dàng đi vào thực quản và mùi hôi thoát ra từ miệng thông qua biểu hiện ợ nóng ( heartburn ).
…
Cùng một số nguyên nhân khác.
Nhiều bạn trẻ vì chứng hôi miệng mà kém duyên với người yêu, nên sau vài lần gần gũi và tìm hiểu thì crush không thể chịu nổi và quyết định từ bỏ, vì họ sợ cảm giác mùi đó sẽ theo họ suốt cuộc đời.
B. Cách trị nguyên nhân hôi miệng phổ biến
Có nhiều nguyên nhân gây hôi miệng thì cũng đồng nghĩa với việc có nhiều cách chữa hôi miệng tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra nó.
– Chữa hôi miệng do dạ dày sinh nhiệt: Sử dụng chanh tươi bằng cách bổ đôi từ 2 – 3 quả, vắt lấy nước hòa với mật ong, mỗi ngày uống 2 lần.
– Chữa hôi miệng trực tiếp trong khoang miệng, bao gồm 1 số cách như:
+ Ngậm cau trong miệng.
+ Súc miệng bằng hạt hoa quế nấu với nước.
+ Uống nước nấu từ vỏ quả quýt xắt sợi mỏng ( khoảng 30 gram vỏ quýt mỗi ngày ).
– Chữa hôi miệng do đầy bụng khó tiêu:
+ Mơ xanh ướp muối, phơi khô, ngậm sau khi ăn.
+ Quả lê bỏ vỏ, hạt, thái mỏng, ngâm nước sôi để nguội trong nửa ngày, uống thay nước.
…
C. Chữa nguyên nhân hôi miệng bằng tinh dầu dừa nguyên chất
Mục vừa rồi đã liệt kê kha khá những cách trị hôi miệng hiệu quả từ thiên nhiên, thế nhưng nhược điểm của những loại nguyên liệu trên là thời hạn sử dụng ngắn, cách làm mất thời gian và nhiều lúc vội bạn hoàn toàn có thể quên mất việc phải chuẩn bị nguyên liệu như thế nào cho đủ. Vậy nên có một cách chữa hôi miệng với hiệu quả lâu dài và cách thực hiện đơn giản hơn nhiều, đó là sử dụng tinh dầu dừa.
1. Tại sao tinh dầu dừa lại chữa được hôi miệng ?
Được biết trong dầu dừa ( coconut oil ) có một loại axit gọi là Axit lauric, một axit béo bão hòa với chuỗi nguyên tử 12 Cacbon, chiếm đến 50 % hàm lượng chất béo có trong dầu dừa, trong đó các muối và este của Axit lauric được gọi là Laurat. Ngay sau khi được cơ thể hấp thụ, Axit lauric sẽ chuyển hóa thành hợp chất khác gọi là Monolaurin hay Glycerol monolaurate C15H30O4, có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus hiệu quả và một số tác dụng kháng vi sinh vật khác ( trong ống nghiệm ).
Điều đặc biệt nữa mà tinh dầu dừa nguyên chất đem lại chính là khả năng loại bỏ mảng bám trên răng, chống lại tình trạng viêm lợi. Muốn được như vậy thì bạn nên kiên trì sử dụng tinh dầu dừa để súc miệng hằng ngày thay cho các loại nước súc miệng thông thường khác.
2. Cách súc miệng bằng tinh dầu dừa nguyên chất
Tiến hành cho vào khoang miệng khoảng 2 muỗng tinh dầu dừa. Tiếp đó súc miệng liên tục và điều khiển từ trái sang phải, từ trong ra ngoài một cách đều đặn trong khoang miệng. Sau khoảng độ 15 – 20 phút thì nhổ bỏ hết ra ngoài. Kế đến là súc miệng lại bằng nước muối thật sạch. Sau cùng là đánh răng và chờ đợi kết quả.
Tài liệu tham khảo
- Chứng hôi miệng – Wikipedia Tiếng Việt
- Bad breath – Wikipedia Tiếng Anh
- Axit lauric – Wikipedia Tiếng Anh