Bộ sưu tập
Xương rồng ghép từ lâu đã được biết đến là một dòng xương rồng độc đáo và ấn tượng. Ghép xương rồng là một kỹ thuật tương đối khó, nên những chậu xương rồng ghép thành công sẽ rất chắc chắn và hoàn mỹ. Và hiện nay xương rồng ghép được bán rộng rãi tại Shop Tiểu Cảnh cùng với các dòng xương rồng khác như xương rồng trứng chim, xương rồng tai thỏ, xương rồng núi,….
Đặc điểm xương rồng ghép – một loại xương rồng độc đáo
Trong các dòng xương rồng ghép thì xương rồng ghép từ thân thanh long là phổ biến nhất. Đặc điểm đầu tiên của phương pháp nầy là gốc xương rồng thanh long rất dể tìm. Lại còn dể nuôi trồng để to gốc ghép theo kích cở định trước. Sự tương thích của gốc thanh long đối với các loại xương rồng khác thường rất tốt.
Cây xương rồng ghép trên tháp ghép thanh long phát triễn ở tốc độ trung bình so với các loại chân ghép khác. Nhưng được lợi điểm là hình dáng của cây xương rồng ghép sẽ vô cùng hoàn chỉnh. Gai phát triển đúng mức, màu sắc cả cây tương đối tốt. Khi cây trưởng thành, đạt đủ kích thước cần thiết để cho người chơi sưu tầm hoặc sản xuất thì ta có thể cắt bỏ chân xương rồng, hạ thổ cây xương rồng ghép xuống trồng thẳng dể dàng.
Việc cắt hạ này dù giữ hay không giữ cốt chân của cây thanh long thì cây cắt hạ cũng ra rễ tốt và phát triển tiếp tục. Đây là 1 đặt điểm nữa rất hay khi ghép xương rồng trên gốc thănh long. Vì vậy hầu như trên thế giới, những nhà nuôi trồng xương rồng thường dùng gốc thanh long để tháp ghép.
Lạ hoắc với cây may mắn tài lộc – click xem ngay
Cách chăm sóc cây xương rồng ghép
Chậu xương rồng ghép mới mua về, nếu chẳng may bị va đập gây tổn thương tháp ghép nên để sau 3 ngày mới tiến hành tưới nước. Để những nơi dễ bị tổn thường có thể liền sẹo và không bị vi trùng xâm nhập gây hại cho cây. Cần lưu ý là vào mùa mưa không nên để xương rồng ghép trực tiếp ngoài trời lâu ngày có thể bị mưa bão làm úng nước dễ dẫn đến thối và chết tháp ghép. Nếu có thể hãy che mưa cho xương rồng ghép bằng nilon trong suốt hay kính hoặc cũng có thể để nơi nhiều nắng mà vẫn tránh được mưa như ban công chẳng hạn.
1. Ánh sáng và không khí
Đối với cây xương rồng con được gắn tháp ghép thì cần tránh ánh sáng trực tiếp. Mỗi ngày chỉ cần mang ra phơi nắng buổi sáng khoảng 1-2 giờ là đủ. Nếu phơi nắng trực tiếp trên 6 giờ đồg hồ có thể bị hiện tượng “cháy da cây”. Thân có hiện tượng bị nám vàng nâu hoặc đen.
2. Nhiệt độ
Cây xương rồng ghép có thể chịu được nhiệt độ rất cao trên 50°C và có thể sống liên tục trong một vài tháng mà không cần tưới nước. Hơn nữa còn có thể chịu được nhiệt độ thấp khoảng 10°C và hơn thế nữa. Nhiêt độ thích hợp nhất cho cây xương rồng ghép phát triển và ra hoa đẹp là từ 15-28°C.
3. Phân bón cho cây trồng
Ở giai đoạn cây xương rồng ghép còn con, phân bón có thể dùng là NPK 16-16-8, 20-20-20. Trong giai đoạn tăng trưởng thì là NPK 18-19-30, 20-30-20. Ở giai đoạn ra hoa NPK 6-30-30. Đặc biệt muốn kích thích ra hoa đẹp thì nên là NPK 10-60-10. Trong đó phân NPK 18-19-30 được sử dụng thường xuyên. Và NPK 10-60-10 là phân đặc hiệu kích thích xương rồng ra hoa (chú ý sử dụng khi cây đang mạnh, và sau khi cây xương rồng trên tháp ghép ra nụ hoa thì lại chuyển về chế độ nuôi trồng ra hoa bình thường để không làm suy kiệt cây).
Liều lượng phân pha để tưới thường từ 1g-1, 5g cho 1 lít nước. Định kỳ 10-15 ngày tưới 1 lần hoặc có thể chọn các loại phân hữu cơ được trộn sẵn trong đất trồng để cung cấp dần chất dinh dưởng cho cây. Các loại phân vi lượng như cũng rất cần thiết như zn, Ca, Na Cu, Mn, Bo, Mg… Nhưng cần ít, 1-2 tháng có thể tưới xịt 1 lần.
Bài viết về xương rồng ghép đến đây là kết thúc. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết về sản phẩm mới kì tới.
Trường tồn cùng cây trường sinh !!! – tìm hiểu ngay