Sâu chít còn có tên gọi khác là Đông trùng hạ thảo Việt Nam, sâu đót…..
Loài sinh vật này có tê gọi sâu chít bởi ta thường chỉ tìm thấy sâu chít trong thân của cây chít (Một loài cỏ thường mọc hoang ở các tỉnh miền núi phía Tây Bắc).
Tên khoa học
Brihaspa atrostigmella. Thuộc họ bướm.
Khu vực phân bố
Loài sâu này thường có ở các tỉnh Tây Bắc, nơi có nhiều thân cây chít mọc hoang như: Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Lạng Sơn…..
Bộ phận dùng
Toàn bộ con sâu chít được dùng làm thuốc (Đây là những con sâu non khi còn sống trong thân cây chít)
Cách chế biến và thu hái
Thời gian bắt sâu là vào thời điểm từ tháng 10 đến tháng 11 hàng năm. Không phải cây chít nào cũng có sâu, theo kinh nghiệm chỉ những cây chít héo úa, sâu bệnh, có mùn đùn ra từ thân cây mới có sâu ở bên trong. Người dân chặt những cây này đem về bó thành từng bó để bán cho khác du lịch, mỗi bó gồm 100 cây chít, mỗi cây thường chỉ chứa 1 con sâu.
Để chế biến sâu chít, da dùng dao chẻ đôi dọc theo thân cây chít, dùng tay tẽ thân cây, con sâu béo tròn vàng óng sẽ lộ ra. Nếu dùng ngâm rượu thì tiến hành bỏ sâu luôn vào bình rượu mà không cần phải chế biến gì thêm.
Muốn bảo quản thì đem sau sâu nhúng rượu nhẹ, vớt ra, đem phơi hoặc sấy khô làm thuốc.
Thành phần hóa học
Theo các nghiên cứu trong sâu chít có hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao. Trong đó protein chiếm tới 25-32%, rất nhiều acid amin (Khoảng 17 loại acid amin đều là những thành phần có lợi cho sức khỏe chúng ta).
Là loài côn trùng đặc biệt, sâu chít nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học. Gần đây Tiến Sỹ Phan Anh Tuấn cùng các công sự Viện Y học cổ truyền Quân đội đã tiến hành nghiên cứu, gửi mẫu sang Viện bảo tàng động vật Hoàng gia Anh để khảo sát.
Các nghiên cứu đã khẳng định, sâu chít là loài côn trùng có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là công dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân ung thư sau chiếu xạ. Loài vật này không hề có độc nên có thể dùng thường xuyên làm thực phẩm và làm thuốc.
Các bác sỹ ở Viện Y học cổ truyền Quân đội cũng đã tiến hành nghiên cứu về công dụng của sâu chít đối với sinh lý nam giới. Kết quả cho thấy rượu sâu chít giúp tăng cường sinh lý nam giới rõ rệt.
Tính vị
Sâu chít có vị ngọt nhẹ, mùi thơm dịu, tính bình. Vào 2 kinh thận và đại tràng.
* Công dụng của sâu chít
Dựa vào kinh nghiệm quý từ dân gian cùng các nghiên cứu khoa học gần đây về loài sâu này. Chúng ta có thể kết luận rằng sâu chít là một dược liệu rất quý cho sức khỏe. Dưới đây là một số thống kê về công dụng của dược liệu này:
- Bồi bổ, tăng cường sức khỏe
- Tăng cường sinh lý nam
- Bổ thận, tráng dương, kéo dài thời gian yêu
- Điều trị yếu sinh lý, xuất tinh sớm
- Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư
- Tăng cường chức năng hệ tiêu hóa
Cách dùng, liều dùng
1. Cách ngâm rượu sâu chít
- Chuẩn bị: 1kg sâu tươi (Hoặc 500g sâu khô), 5 lít rượu ngon, 01 bình xành xứ hoặc thủy tinh.
- Cách ngâm: Sâu đem tráng qua rượu 1 lần, bỏ sâu vào bình và đổ 5 lít rượu lên, đậy kín nắp bình và ngâm trong thời gian khoảng 1 tháng là dùng được.
- Công dụng: Rượu sâu chít uống rất thơm, vị ngọt dịu. Công năng bồi bổ sức khỏe, tăng cường tiêu hóa, bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý ở cả nam giới và nữ giới.
- Lưu ý: Khi ngâm rượu sâu chít không được ngâm thêm bất cứ loại thảo dược nào khác để tránh làm giảm tác dụng của rượu sâu chít.
2. Cách nấu cháo
- Chuẩn bị: 20g sâu tươi (hoặc 10g sâu khô), gạo nếp 100g
- Cách làm: Sâu rửa sạch, thêm chút bột nên, đem xào qua 1 lần, gạo đem nấu cháo. Khi nào chín gạo đổ sâu vào, đun thêm khoảng 5-10 phút. Thêm chút hành hoa là có thể sử dụng được.