Bộ sưu tập













Hoa dâm bụt (vùng ven biển Bắc Bộ gọi râm bụt; phương ngữ Nam bộ gọi là bông bụp), bông lồng đèn, còn có các tên gọi khác mộc cận (木槿), chu cận (朱槿), đại hồng hoa (大紅花), phù tang (扶桑), phật tang (佛桑); tên tiếng Anh là Chinese hibiscus, China rose, Hawaiian hibiscus, rose mallow, shoeblack plant (danh pháp khoa học là Hibiscus rosa-sinensis L.) là loài cây bụi thường xanh thuộc chi Dâm bụt (Hibiscus), họ Cẩm quỳ Malvaceae, có nguồn gốc Đông Á. Nó thường được trồng làm cây cảnh tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Mô tả cây dâm bụt
Cây bụi rậm, thường xanh hoặc cây nhỏ, mọc cao tới 2,5 – 5 m và rộng 1,5 – 3 m. Lá đơn, mọc đối; mặt lá bóng, phiến hình trứng, đầu nhọn và mép răng cưa. Hoa 5 cánh có đường kính 10 cm, với bao phấn màu đỏ cam nhô hẳn lên. Đài hoa màu xanh lục. Hoa lớn, màu đỏ sậm nhưng ít có hương. Phần hoa gần cuống có dịch nước vị ngọt đậm. Nhiều giống cây trồng và cây lai được tạo ra, với màu hoa khác nhau từ trắng tới vàng và cam, hồng, đỏ tươi; một số giống thậm chí còn cho hoa kép. Hoa thường nở vào mùa hè và mùa thu. Hoa dâm bụt có cả bộ phận sinh sản đực (nhị) và cái (nhụy) điển hình. Nhụy dài và hình ống, phần đầu nhụy chia thành 5 đốm “có lông”, nơi tiếp nhận phấn hoa. Ở giữa nhụy là vòi nhụy, là ống dẫn phấn hoa đi xuống bầu nhụy. Bầu trên và nằm dưới cùng của hoa. Chỉ nhị dài, mọc bao quanh vòi nhụy, chứa bao phấn tạo phấn hoa.
Nguồn gốc tên gọi dâm bụt
Có một số cho rằng loài hoa này vốn có tên gốc là hoa dâng bụt (hoa để dâng lên cho Bụt, tức Phật), về sau do đọc trại mà thành dâm bụt.
Có ý kiến khác, dâm bụt nguyên tên là râm bụt, râm: che bóng, Bụt: Phật. Râm Bụt là cái lọng che Phật (vì hoa có hình dạng giống cái lọng). Nhà văn Sơn Tùng có viết tác phẩm văn học với tựa đề “Hoa Râm Bụt”.
Tên dâm bụt cũng có thể bắt đầu từ tác dụng của hoa dùng làm thuốc xổ và trụy thai.
Phân loại học
H. rosa-sinensis được Carl Linnaeus mô tả lần đầu tiên vào năm 1753 trong cuốn Species Plantarum. Tính ngữ chỉ loài rosa-sinensis theo nghĩa đen có nghĩa là “rose of China”, mặc dù loài cây này không gần giống với hoa hồng thật, cũng không phải có nguồn gốc từ Trung Quốc. Chi Dâm bụt (Hibiscus) nằm trong tông Hibisceae và phân họ Malvoideae của họ Malvaceae. Nguồn gốc của loài này từ lâu đã không được biết đến; nó chưa bao giờ được người ta tìm thấy ngoài quá trình nhân giống và trồng trọt. Một nghiên cứu vào năm 2024 dựa trên dữ liệu sinh học phân tử và hình thái cho thấy đây là một giống lai được tạo ra thông qua quá trình trồng trọt của người Polynesia từ phép lai giữa Hibiscus cooperi và Hibiscus kaute. Các loài bố mẹ ban đầu có nguồn gốc từ Vanuatu và Tahiti. Chưa kể sự phân bố tự nhiên của các loài bố mẹ cách nhau hơn 4.000 km (2.500 dặm). H. kaute đóng vai trò quan trọng trong nền văn hóa và y học của người Polynesia, điều này dường như có liên quan đến việc cây được đưa qua Nam Thái Bình Dương, nơi cuối cùng nó được lai với H. cooperi. (Braglia et al. – The Origin of Hibiscus Rosa-Sinensis: A 300-Year-Old Mystery Solved”. Pacific Science., 2024).
Sử dụng hoa dâm bụt
Tại một số vùng của Ấn Độ, hoa dâm bụt được dùng để đánh giày, cũng như được dùng trong thờ phụng các nữ thần Devi trong Ấn Độ Giáo. Và ở vùng Bengal thuộc miền đông Ấn Độ, chúng được dùng để thờ nữ thần Kali, vị thần của thời gian, cái chết và sự hủy diệt.
Tại Việt Nam, lá và hoa dâm bụt được giã nhỏ trộn với muối đắp lên mụn nhọt đang mưng mủ. Ngoài ra, vỏ rễ dâm bụt dùng để chữa xích, bạch lỵ, bạch đới khí. Dâm bụt là loài cây cảnh rất thông dụng tại Việt Nam được trồng nhiều tại các khu vực ven biển do cây có biên độ sinh thái rất lớn, có khả năng chịu đựng được các điều kiện khí hậu khắc nghiệt rất cao: nắng nóng, mưa bão, đất cát, …
Tại Trung Quốc, vỏ rễ cây được dùng làm thuốc điều kinh, tẩy máu.
Tại Malaysia, cây được pha nước uống để thông tiểu tiện và chữa mẩn ngứa. Đây cũng là quốc hoa của Malaysia, với tên gọi là bunga raya trong tiếng Mã Lai. Du nhập vào Bán đảo Mã Lai vào thế kỷ 12, dâm bụt được Bộ Nông nghiệp đề cử là quốc hoa vào năm 1958 cùng với một số loài hoa khác, cụ thể là hoa hoàng lan (Cananga odorata), hoa nhài, hoa sen, hoa hồng, hoa mộc lan và hoa sến xanh (Mimusops elengi). Vào ngày 28 tháng 7 năm 1960, chính phủ Malaysia tuyên bố rằng H. rosa-sinensis sẽ là quốc hoa. Màu đỏ của cánh hoa tượng trưng cho lòng dũng cảm, sức sống và sự cường thịnh của người dân Malaysia, và năm cánh hoa tượng trưng cho năm Rukunnegara (nguyên tắc quốc gia) của Malaysia.
Mua cây hoa dâm bụt ở đâu uy tín chất lượng ?
Địa chỉ: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên. Đối diện với Tổng công ty may 10, Hà Nội.
- Quý khách xin vui lòng liên hệ với Cây cảnh Hải Đăng để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn lựa chọn sản phẩm cây giống hoa dâm bụt phù hợp.
- Chúng tôi sẽ chụp ảnh sản phẩm cho quý khách nếu có yêu cầu.
- Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ hàng hóa đảm bảo chất lượng và đúng quy cách trước khi giao.
- Quý khách ở xa vui lòng tiến hành chuyển khoản trước. Nếu quý khách ở nội thành có thể áp dụng ship nhanh với chi phí 30k một lần ship.