Chế phẩm sinh học đặc biệt BALASA – N01
✅ Dùng để làm đệm lót chuồng nuôi gà, lợn, …
✅ Dùng xử lý môi trường ô nhiễm ( nền chuồng, rác thải, nơi chứa phân, ao hồ )
✅ Dùng xử lý bể phốt, cống rãnh, bể Biogas, …
👉 Khối lượng tịnh: 1 kg;
✅ Công dụng
▪️ Dùng làm đệm lót: Mặc dù không phải dọn phân, rửa chuồng hằng ngày ( nuôi lợn ), không phải định kỳ thay đệm lót ( nuôi gà ) trong suốt quá trình nuôi nhưng vẫn đảm bảo chuồng nuôi hầu như không còn mùi hôi và khí độc do tác dụng làm tiêu hủy hoàn toàn các chất thải chăn nuôi của đệm lót.
Do đó:
▪️ Tạo môi trường trong sạch, không ô nhiễm.
▪️ Giúp vật nuôi tăng trưởng nhanh, ít mắc bệnh đường ruột và đường hô hấp. Qua đó giảm chi phí về thuốc thú ý.
▪️ Giảm chi phí điện, nước, nguyên liệu làm đệm lót và công lao động trong chăn nuôi ( do không phải thay đệm lót và làm vệ sinh trong suốt quá trình nuôi ).
✅ Thành phần
Trong 1 gram chế phẩm chứa:
▪️ Bacillus subtilis ( min ): 5,8.106 CFU;
▪️ Saccharomyces cerevisiae ( min ): 3,7.106 CFU;
▪️ Lactococcus lactis ( min ): 4,9.106 CFU;
▪️ Thiobacillus spp. ( min ): 1,6.106 CFU;
▪️ Các enzim thủy phân các chất hữu cơ;
Độ ẩm ( max ): 12 %.
Không có kháng sinh, hoocmon và các chất độc hại.
✅ Cách dùng chế phẩm sinh học đặc biệt BALASA – N01
Kỹ thuật làm đệm lót chuồng nuôi gà trực tiếp trên nền ( chuồng kín hoặc hở )
▪️ Cách 1: Làm đệm lót chuồng bằng cách rắc men trực tiếp
– Bước 1: Giải trấu lên toàn bộ nền chuồng dày 10 cm ( gà thịt ) hoặc trên 15 cm ( gà đẻ ), sau đó thả gà vào nuôi.
– Bước 2: Sau một thời gian ( sau 7 – 10 ngày đối với gà nuôi úm, sau 2 – 3 ngày đối với gà lớn ) quan sát thấy khi nào phân rải khắp trên bề mặt chuồng, thì lấy một gói BALASA – N01 đem trộn thật đều với 1 kg bột khô ( có thể là cám gạo, bột sắn hay bột ngô đều được ), sau đó đem rác đều lên bề mặt đệm lót có diện tích là 30 m2.
▪️ Cách 2: Làm đệm lót chuồng gà có nhân men trước
– Cách nhân men: Đem một gói chế phẩm BALASA – N01 trộn đều với 3 kg bột ngô hoặc cám gạo, cho thêm khoảng 1,2 lít nước sạch, xoa cho ẩm đều ( bột phải ẩm nhưng vẫn tơi rời mới đạt yêu cầu ), sau đó cho vào túi hoặc thùng đậy kín và để chuẩn bị cho ấm ủ trên dưới 2 ngày, khi nào có mùi thơm hơi chua thì sử dụng.
– Cách làm đệm lót như cách 1 ở trên chỉ khác là khi nào cần rắc men thì lấy men đã nhân rắc lên bề mặt đệm lót có diện tích từ 35 – 50 m2.
Chú ý: Có thể làm đệm lót bằng trấu, mùn cưa hoặc hỗn hợp trấu và mùn cưa đều được. Nếu đệm lót khô bụi thì phun qua nước sạch cho hơi ẩm là được.
✅ Phương pháp sử dụng và bảo dưỡng
▪️ Nói chung chỉ cần rắc men 1 lần là có thể duy trì sử dụng đệm lót nuôi trong một vài tháng. Nhưng nếu cần có thể định kỳ rắc bổ sung thêm men càng tốt.
▪️ Cứ sau một vài ngày ( tùy lượng phân nhiều hay ít ) cào nhẹ trên bề mặt đệm lót một lần để giúp vui phân và làm cho đệm lót thông thoáng, phân sẽ được phân hủy tốt hơn.
▪️ Chuồng nuôi phải thông thoáng để thoát mùi hăng hắc do tiêu phân sinh ra.
▪️ Tránh để đệm lót bị ướt ( nước uống và nước mưa hắt ). Nếu thấy nước rớt làm ướt đệm lót ở khu vực mang uống thì phải thay ngay bằng lớp mới.
▪️ Đệm lót lên men có sự khử trùng tốt lên không cần phun thuốc khử trùng định kỳ lên bề mặt.
▪️ Ở tháng nóng nhất trong mùa hè phải có biện pháp chống nóng kết hợp với làm đệm lót mỏng.
▪️ Nếu nuôi với mật độ gia cầm thích hợp kết hợp với phương pháp sử dụng và bảo dưỡng tốt thì đệm lót có thể dùng kéo dài hằng năm.
▪️ Nếu đệm lót có dòi phải diệt ruồi, nếu có bọ mát phải phun thuốc ( sau đó đậy kín ), một vài ngày sau rắc thêm men.