Chanh không hạt tuy mới du nhập vào nước ta trong thời gian gần đây nhưng đã chiếm được cảm tình của người tiêu dùng lẫn cả người bán trên cả nước. Sở hữu vị chua thanh dịu cùng hương thơm hơn hẳn các loại chanh đối thủ khác. Giống chanh không hạt sớm thôi đang được hứa hẹn là loại cây đem lại giá trị kinh tế cao cho người trồng loại giống đặc biệt này.
Chanh không hạt (danh pháp khoa học hai phần Citrus latifolia) còn có tên gọi khác là chanh tứ quý là cây ăn quả thuộc chi Cam chanh vốn có nguồn gốc từ bang California của Mỹ được John T. Bearss lai tạo vào năm 1985. Khi bổ đôi ra bạn sẽ chỉ toàn thấy những tép chanh mọng nước nằm xếp chồng lên nhau rất đều và bắt mắt mà không có sự xuất hiện của hạt. Tên chanh tứ quý xuất phát từ đặc điểm là cây cho trái quanh năm. Và đây cũng là một ưu điểm nổi trội khiến các loại chanh khác phải ghen tị.
Đặc điểm giống chanh không hạt
Chanh tứ quý, hay chanh không hạt đẹp, chanh Giấy Lim Ca, Chanh Mĩ đều có cùng tên gọi tiếng anh là Persian Lime. Đặc điểm của cây chanh không hạt là thân cây không có gai, thích hợp nhanh và sinh trưởng phát triển tốt với khí hậu của Việt Nam. Hoa giống chanh này mọc thành chùm, cánh hoa có màu trắng, khá đẹp. Quả chanh tứ quý theo ghi nhận có đường kính khoảng 6 cm. So với chanh ta (Citrus aurantifolia) thì có kích thước lớn hơn một chút, không hạt, chắc hơn, thân cây không có gai, quả mọc thành chùm, vỏ mỏng. Nước quả ít chua hơn và đặc biệt không đắng như giống chanh ta.
Đọc thêm về: Cây khế ngọt
Giá trị kinh tế của chanh tứ quý
Thực chất chanh không hạt có gai. Nhưng khi cành chanh ở giai đoạn thành thục thì các gai sẽ bị thoái hóa. Cây cho quả sai, một chùm cho 7 đến 8 quả nếu chăm sóc tốt. Kể từ năm thứ 3 – 4 sẽ cho năng suất cao hơn. Giống sẽ cho thu hoạch trên 10 năm mới bị thoái hóa. Dễ trồng, phòng thủ tốt trước sâu bệnh và cho trái quanh năm. Thời gian từ khi bắt đầu trồng đến thu hoạch là 18 tháng. Trung bình một cây sẽ cho khoảng 40 kg quả. Năng suất trung bình vào khoảng 30 – 40 tấn trái/ha/năm. Giá thị trường dao động từ 20 – 30.000 đồng trên mỗi kg, nếu trừ chi phí chăm sóc thì người nông dân còn lãi trên 400 triệu đồng một ha.
Xem thêm: Cây giống chanh leo
Hơn nữa giống chanh mới còn tiến bộ hơn các giống chanh khác là khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trên nhiều loại đất khác nhau. Cây có thân rộng tỏa đều và có thể cao đến 5m. Hàm lượng vitamin C trong chanh khá cao nên thường được dùng làm thức uống giải nhiệt mùa hè cực chất và hiệu quả.
Kỹ thuật trồng chanh không hạt siêu dễ
Dù là giống mới nhưng cách trồng không hề mới. Được đánh giá là loại cây có sức đề kháng khá tốt. Cây không mặc một số loại bệnh phổ biến như bệnh vàng lá gân xanh như các nhóm cây có múi khác nên bà con có thể nhân giống diện rộng loại cây này.
1. Chọn đất trồng cây
Chanh không hạt không kén đất nên có thể trồng em nó trên nhiều địa hình khác nhau. Lưu ý không để chúng bị ngập úng và thiếu nước là được. Nhiều người trồng có kinh nghiệm chia sẻ nếu muốn cho cây ra nhiều trái thì nên trồng trên đất thịt nhiều mùn để tiết kiệm chi phí phân bón.
2. Thời vụ trồng chanh không hạt
Chanh không hạt có thể trồng quanh năm nhưng có đến 2 vụ thích hợp nhất là vụ Đông Xuân tháng 2 và vụ Thu Đông tháng 8.
3. Khoảng cách trồng:
Khoảng cách trồng từ 2,5m x 2,5m; mật độ là 1.600 cây/ha.
4. Cách trồng
Trước khi trồng cần chuẩn bị đào hố và bón lót cẩn thận. Chiều sâu hố vào khoảng 50cm. Bón lót bằng phân chồng hoai mục và NPK trước nửa tháng là bắt đầu trồng được.
Nếu là nhánh chiết nên đặt nghiêng một góc đối với cây chiết ít nhánh, giúp các đọt bên mọc lên để tạo tán. Cắm cọc để buộc thân cây cho gió khỏi lay làm đổ cây. Nếu là cây ghép nên xoay mắt ghép về hướng gió chính, lấp đất sao cho tới ngang cổ rễ hoặc cao hơn 1– 2 cm, tưới nước và tránh làm vỡ bầu hay lấp đất quá sâu.
5. Bón phân và chăm sóc cây chanh không hạt
– Vì mỗi năm cây chanh không hạt cho ra trái từ 4 đến 5 lần nên việc xử lý ra trái vụ là không cần thiết, đôi lúc thừa thãi nên cần nhất là bón phân cho đủ để cây ra hoa, nuôi trái, phát triển. Chú trọng nhất nên là lượng lân và Kali cho cây. Đây là 2 yếu tố liên quan đến sinh trưởng và phát triển của cây.
– Cây con cần được tưới nước đầy đủ để giảm tỉ lệ cây chết trên vườn. Sử dụng True Humic hoặc Potassium Humate G8 cung cấp axit humic và kali điều hòa độ pH trong đất, thúc đẩy rễ tơ phát triển mạnh.
– Giai đoạn cây con nên sử dụng NPK Sinh Học, giữ ẩm 16-16-8 + DAX Thái Lan Sinh Học, giữ ẩm 16-16-8 + Trichoderma G8. Chú ý NPK Sinh Học, giữ ẩm 16-16-8 với tỉ lệ đạm, lân, kali phù hợp với tất cả các giai đoạn phát triển của cây chanh tứ quý. Vi sinh đậm đặc hữu cơ Trichoderma G8 tác dụng kích thích sinh trưởng, bồi dưỡng bộ rễ, bùng phát rễ tơ, phát triển hệ vi sinh vật có ích trong đất và tăng sức chống chịu của cây với những điều kiện bất lợi.
– Khi thấy mầm hoa xuất hiện cần tiến hành bón phân và tưới nước cho mầm hoa phát triển. Bón phân NPK sinh học, giữ ẩm 16-16-8 để thúc mầm hoa kết hợp phun hoặc đổ gốc Siêu Calci Boron để chống rụng bông, cũng đồng thời tránh rụng trái non, trái tròn đều, tăng tỉ lệ trái.
– Sau khoảng 2 tuần tiếp tục bón NPK sinh học, giữ ẩm 16-16-8 + DAX Thái Lan Sinh Học + Kali Sữa để giúp trái chanh ra được bóng đẹp, ngọt quả, lớn nhanh có năng suất cao và chất lượng tốt. Có thể sử dụng S – 10 Thái Lan hoặc S – 10 Pháp để giúp trái to và thật sáng bóng. Nên chia ra nhiều lần bón để tránh kích thích cây ra đọt, khoảng 2 tuần bón một lần.
– Sau khi đậu trái tăng dần lượng nước tưới tiêu. Không nên để hiện tượng thừa hoặc thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng chanh tứ quý, do vậy cần sử dụng phân NPK Sinh Học, giữ ẩm liên tục nhằm duy trì độ ẩm và chất dinh dưỡng trong đất trong thời gian dài.
– Ngoài ra cần bón V8- Canxi Borum đều hàng tháng để quá trình vận chuyển và hấp thụ bên trong cây diễn ra thường xuyên và cũng là yếu tố kiên quyết giúp hạn chế bệnh dịch trong vườn.
6. Phòng và trị bệnh trên cây
Việc phòng và trị bệnh là khâu quan trọng ảnh hưởng đến chát lượng quả. Nên tỉa cành thường xuyên giữ lại cành to khỏe, loại bỏ cành yếu già và nhặt lá khô, lá rụng để phòng tránh sâu bệnh.
Cần thường xuyên kiểm tra thân cành xem có bị sâu bệnh hại xâm nhập hay không. Nếu có thì có thể chủ động bắt bằng tay hoặc nhiều có thể dùng các loại chế phẩm sinh học hoặc thuốc BVTV giúp diệt trừ nhanh chóng các loại sâu hại lá và thân.
Đặc điểm cây giống chanh không hạt
– Cây giống chanh được nhân giống bằng phương pháp vô tính thông qua hình thức ghép cành hoặc chiết cành
– Cây giống chanh không hạt khi đủ tiêu chuẩn đem trồng phải:
+ Với cây ghép mắt đạt tiêu chuẩn cao từ 30 – 40cm. Cây ghép mắt ghép liền, cành ghép đã có mầm đầy đủ. Chiều cao mắt ghép tối thiểu 15cm. Lưu ý khi trồng chỉ cần để từ 2 – 4 mắt mầm là tốt nhất.
+ Với cây chiết đạt tiêu chuẩn phải cao từ 40 – 60cm. Chú ý nên chọn cành bánh tẻ, khỏe mạnh không sâu bệnh.
Địa chỉ mua chanh không hạt giá rẻ uy tín chất lượng ?
Địa chỉ: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên. Đối diện với Tổng công ty may 10, Hà Nội.
- Quý khách xin vui lòng liên hệ với Cây cảnh Hải Đăng để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn lựa chọn sản phẩm cây giống chanh tứ quý phù hợp.
- Chúng tôi sẽ chụp ảnh sản phẩm cho quý khách nếu có yêu cầu.
- Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ hàng hóa đảm bảo chất lượng và đúng quy cách trước khi giao.
- Quý khách ở xa vui lòng tiến hành chuyển khoản trước. Nếu quý khách ở nội thành có thể áp dụng ship nhanh với chi phí 30k một lần ship.