Cây sa kê hay xa kê ( danh pháp khoa học là Artocarpus altilis (Parkinson) Fosberg ) là một loài cây gỗ có hoa trong họ Dâu tằm ( Moraceae ), được cho là hậu duệ thuần hóa của loài Artocarpus camansi Blanco có nguồn gốc ở New Guinea, quần đảo Maluku và Philippines. Ban đầu cây được đưa đến Châu Đại Dương thông qua sự mở rộng của người Austronesian hay người Nam Đảo. Sau đó nó tiếp tục lan rộng đến các vùng nhiệt đới khác trên thế giới trong suốt Thời kỳ cận đại. Các nhà hàng hải Anh và Pháp đã giới thiệu một số giống cây không hạt của Polynesia tới các đảo Caribe vào cuối thế kỷ 18. Ngày nay, cây đã được trồng ở khoảng 90 quốc gia trên khắp Nam và Đông Nam Á, Thái Bình Dương, Caribe, Trung Mỹ và Châu Phi, trong đó có khu vực Nam Bộ của Việt Nam. Quả sa kê còn được gọi là “quả bánh mì” do bề mặt của quả khi được nấu chín giống bánh mì nướng, mặc dù có mùi và vị như khoai tây. Dưới đây là hình ảnh cây sa kê cho bạn đọc tham khảo.
Được biết, A. altilis có quan hệ họ hàng gần với A. camansi ( breadnut hoặc seeded breadfruit ) của New Guinea, quần đảo Maluku và Philippines, A. blancoi ( tipolo hoặc antipolo ) của Philippines, và A. mariannensis ( dugdug ) của Micronesia, tất cả các loài vừa kể đôi lúc còn được gọi với tên chung là “breadfruit” ( quả bánh mì ). A. altilis cũng có quan hệ mật thiết với mít ( Artocarpus heterophyllus Lam. ).
Mô tả cây
Sa kê là cây gỗ có thể cao tới 20 mét. Lá to và dày bản xẻ thùy sâu hình lông chim. Tất cả các phần của cây đều có chứa nhựa mủ, một loại nhựa cây có màu trắng sữa, được người ta dùng vào việc xảm thuyền.
Sa kê là loài cây đơn tính cùng gốc, với các hoa đực và hoa cái mọc trên cùng một cây. Các hoa đực mọc ra đầu tiên và sau đó một khoảng thời gian ngắn là các hoa cái, mọc thành cụm hoa dạng đầu, chỉ có khả năng được thụ phấn sau đó 3 ngày. Động vật thụ phấn cho cây là các loài dơi ăn quả thuộc Cựu thế giới trong họ Pteropodidae. Quả phức và là quả giả phát triển lên từ bao hoa phình ra, bắt nguồn từ 1,500 – 2,000 hoa, có thể nhìn thấy trên lớp vỏ quả dưới dạng các đĩa giống hình lục giác.
Sa kê là một trong những loài cây lương thực có sản lượng cao, với một cây có thể ra tới trên 200 quả mỗi mùa. Tại miền nam Thái Bình Dương, cây cho năng suất 50 – 150 quả mỗi năm, thường có dạng tròn, bầu dục hoặc thuôn với trọng lượng từ 0,25 – 6 kg. Tại miền nam Ấn Độ, sản lượng thông thường là 150-200 quả mỗi năm. SẢn lượng dao động trong các khu vực khô và ẩm. Tại Tây Ấn, ước tính dè dặt nhất là 25 quả một cây mỗi năm. Các nghiên cứu tại Barbados chỉ ra năng suất tiềm năng là 16 – 32 tấn/ha ( 6,7 – 13,4 tấn/mẫu Anh ). Quả hình trứng, kích cỡ to bằng quả bưởi chùm, bề mặt thô ráp và mỗi quả trên thực chất là tổ hợp của nhiều quả bế ( achene ), mỗi quả bế được bao quanh bằng bao hoa dày và phát triển trên đế hoa dày. Một vài giống cây trồng đã qua chọn lọc có quả không hạt. Sa kê thường được nhân giống bằng cách giâm cành.
Sa kê có hàng trăm loại và hàng ngàn tên gọi khác nhau tùy theo phân bố địa lý, và hiện được trồng ở khoảng 90 quốc gia.
Phân loại học
Theo các nghiên cứu về hồ sơ ADN, tổ tiên có hạt hoang dã của cây sa kê là loài Artocarpus camansi có nguồn gốc từ New Guinea, quần đảo Maluku và Philippines, một trong những loài thực vật thân xuồng được những người du hành Austronesian lan truyền cách đây khoảng 3.000 năm đến Micronesia, Melanesia và Polynesia, nơi cây vốn không phải là loài bản địa. A. camansi đã được thuần hóa và lai tạo chọn lọc ở Polynesia, tạo ra giống A. altilis ( sa kê ) hầu hết cho quả không hạt. Cây bánh mì Micronesian cũng cho thấy bằng chứng lai tạo với A. mariannensis bản địa, trong khi hầu hết các giống Polynesian và Melanesian thì không. Điều này chỉ ra rằng Micronesia vốn ban đầu là thuộc địa tách biệt khỏi Polynesia và Melanesia thông qua hai sự kiện di cư khác nhau nhưng sau đó lại tiếp xúc với nhau ở phía đông Micronesia.
Phân bố và sinh cảnh
Cây sa kê là một loài cây sống ở vùng đất thấp xích đạo. Năm 1769, Joseph Banks đóng quân tại Tahiti trong khuôn khổ chuyến thám hiểm Endeavour do Thuyền trưởng James Cook chỉ huy. Cuối thế kỷ 18, việc tìm kiếm nguồn thực phẩm rẻ tiền, giàu năng lượng cho nô lệ ở các thuộc địa của Anh đã thúc đẩy các nhà quản lý thuộc địa và chủ đồn điền kêu gọi đưa quả bánh mì đến vùng Caribê. Với tư cách là chủ tịch của Hiệp hội Hoàng gia, Banks đã cung cấp một khoản tiền thưởng hậu hĩnh và huy chương vàng nếu nỗ lực này thành công, và ông đã vận động thành công cho một cuộc thám hiểm của Hải quân Anh. Sau một chuyến đi không thành công đến Nam Thái Bình Dương để thu thập các loại cây với tư cách là chỉ huy của tàu buôn HMS Bounty, vào năm 1791, William Bligh chỉ huy chuyến thám hiểm thứ hai cùng với 2 con tàu khác là HMS Providence và HMS Assistant, đã thu thập những cây không hạt ở Tahiti và vận chuyển chúng đến Saint Helena ở Đại Tây Dương và Saint Vincent và Jamaica ở Tây Ấn.
Cây phát triển tốt dưới độ cao 650 m, nhưng vẫn được tìm thấy ở độ cao 1.550 m. Các loại đất ưu tiên là đất trung tính đến kiềm ( pH từ 6,1 – 7,4 ). Ngài ra xa kê còn có thể phát triển trên cát san hô và đất mặn. Đây cũng là một loại cây siêu nhiệt đới khi yêu cầu nhiệt độ từ 16 – 38°C và lượng mưa hàng năm 2,000–2,500 mm.
Sử dụng
Sa kê là cây lương thực ổn định tại nhiều khu vực nhiệt đới. Và hầu hết các giống xa kê đều ra quả quanh năm. Cả trái chín và trái chưa chín đều có thể sử dụng làm ẩm thực; quả chưa chín sẽ được nấu chín trước khi tiêu thụ.
Cây được phổ biến ra xa khỏi quê hương bản địa của mình nhờ các thủy thủ Polynesia, những người đã chuyên chở các gốc ghép, cành giâm đi xa trên đại dương. Sa kê chứa nhiều tinh bột, và trước khi ăn nó có thể được quay, nướng, chiên, luộc. Khi được chế biến, nó có mùi vị giống như khoai tây hay tương tự như bánh mì mới nướng, vì thế mà có tên gọi cây bánh mì.
Do sa kê thường sinh ra một sản lượng lớn trong một khoảng thời gian nhất định trong năm nên việc bảo quản là một vấn đề. Một kỹ thuật bảo quản truyền thống là chôn các quả đã bóc vỏ và rửa sạch trong hố lót bằng lá để lên men trong vài tuần tạo ra một loại bột nhão dính và chua. Được lưu trữ trong tự nhiên bằng phương pháp trên nên sản phẩm có thể giữ trong một khoảng thời gian dài, và một vài trong số đó được thông báo là sinh ra sản phẩm ăn được sau trên 20 năm. Các tên gọi cho sản phẩm quả Sa kê được lên men như vậy bao gồm mahr, ma, masi, furo, bwiru, …
Quả sa kê có thể ăn sau khi nấu chín hoặc có thể chế biến tiếp thành các loại thức ăn khác. Một sản phẩm thông thường là hỗn hợp của khối nghiền nhừ thịt quả đã nấu chín hay lên men trộn với sữa dừa và nướng trong lá chuối. Quả còn nguyên có thể nướng, sau đó lấy lõi ra và nhồi bằng các thức ăn khác như sữa dừa, đường, bơ, thịt nấu chín hay các loại quả khác. Quả nhồi này có thể nấu tiếp để cho hương vị của các chất nhồi thấm vào cùi thịt của quả.
Một món ăn của người Hawaii gọi là poi làm từ củ khoai sọ nghiền nhừ có thể dễ dàng thay thế hay tăng thêm bằng sa kê nghiền nhừ. Món ăn này gọi là poi ʻulu. Tại Puerto Rico nó được gọi là “pana”.
Quả Sa kê chứa khoảng 25 % cacbohydrat và 70% nước, trung bình khoảng 20 mg/100 gram là vitamin C và một lượng nhỏ khoáng chất ( Kali và Kẽm) cùng thiamin ( 100 μg ).
Sa kê được sử dụng khá rộng rãi và đa dạng đối với những người dân trên các đảo trong Thái Bình Dương. Gỗ của nó có khả năng chống mối và các loài bọ hà ( họ Teredinidae ) nên hay được sử dụng để làm các loại xuồng. Lõi gỗ của cây cũng được dùng làm giấy, gọi là breadfruit tapa. Ngoài ra cây cũng được sử dụng trong y học dân gian trên các đảo để chữa bệnh, từ đau mắt tới đau thần kinh hông.
Lá sa kê có tác dụng kháng viêm, kháng sinh, lợi tiểu, trị tiêu chảy, tiểu đường, cao huyết áp, sỏi thận, bệnh gút và viêm gan vàng da. Thí nghiệm trên chuột tại Ấn Độ cho thấy cao khô ( chiết bằng cồn 50° ) của vỏ, lá sa kê có tác dụng lợi tiểu ở liều 20 mg cao/kg khối lượng cơ thể, nhưng sẽ trở thành chất độc ở liều 80 mg/kg cơ thể. Liều lượng mỗi ngày dùng một lá dạng sắc uống, nhưng do lá có độc nên sau khi uống một tuần thì phải nghỉ một tuần, không được dùng liên tục như uống trà. Có thể dùng lá tươi hoặc là già, lá phơi khô đều được.
Trong văn hóa
Theo thần thoại Hawaii, Sa kê có nguồn gốc từ sự hy sinh của thần chiến tranh Kū. Sau khi quyết định sống ẩn mình với những người dân thường như là một nông dân, Kū cưới vợ và có con. Gia đình ông sống hạnh phúc cho tới khi nạn đói kém xuất hiện trên đảo của họ. Khi không thể nhìn mãi cảnh các con mình phải chịu đau khổ, Kū nói với vợ của mình rằng ông có thể giải thoát các con khỏi cảnh đói nghèo, nhưng để làm được điều này thì ông phải rời xa họ. Vợ ông đành phải miễn cưỡng đồng ý và sau khi bà đồng ý thì Kū bị chìm vào trong lòng đất nơi ông đang đứng cho tới khi chỉ còn nhìn thấy chỏm đầu của ông. Gia đình ông chờ đợi xung quanh nơi ông đã đứng này cả ngày lẫn đêm, họ khóc và làm ướt đẫm nơi này cho tới khi bỗng nhiên một chồi cây nhỏ xuất hiện tại chính nơi Kū đã đứng. Rất nhanh chóng, chồi cây nhỏ này lớn thành một cây cao, nhiều lá và quả. Gia đình Kū cùng hàng xóm ăn một cách ngon lành, giúp họ thoát khỏi cảnh chết đói.
Mặc dù sa kê phân bổ rộng khắp trong suốt Thái Bình Dương, nhưng nhiều loại giống cây trồng và cây lai ghép lại không hạt hay không có khả năng phát tán xa một cách tự nhiên. Vì thế, sự phân bổ của nó trong khu vực này rõ ràng là do con người, đặc biệt là các nhóm tiền sử, những người đã định cư trên các đảo trong Thái Bình Dương. Để điều tra mô hình di cư của con người trong Thái Bình Dương, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp xác định niên đại phân tử của các loại giống cây trồng hay lai ghép của sa kê có tính toán phối hợp với các dữ liệu nhân loại học. Các kết quả hỗ trợ giả thuyết di cư tây-sang-đông, trong đó người Lapita được cho là đã di chuyển từ Melanesia tới các đảo của Polynesia.
Cách trồng cây xa kê
1. Phân loại cây sa kê và cách nhân giống
Cây sa kê gồm hai loại và được phân biệt bởi quả có hạt và quả không có hạt. Riêng cây sa kê cho quả không hạt được trồng để thu hoạch trái cung cấp trên thị trường. Nếu trồng cây sa kê làm cảnh sân vườn thì không cần phân biệt cấu tạo của quả sa kê.
Nếu cây sa kê cho quả có hạt thì sẽ gieo hạt cho ra cây giống sa kê từ hạt. Còn cây sa kê cho quả không hạt mà chỉ toàn là tinh bột ( phần thịt quả ) thì nhân giống chủ yếu là từ chiết cành.
2. Hướng dẫn cách trồng
Do cây sa kê có nguồn gốc chủ yếu là chiết cành nên lưu ý khi bắt đầu trồng cây phải vun mô nâng cao độ cho đất cao khoảng 20 cm để tránh bị úng gốc .Vì cây giống chiết cành nên bộ rễ ban đầu còn kém phát triển, do vậy cần chống úng cho cây.
Dùng phân hữu cơ hoại mục như phân bò hoai hay phân trùn quế để bón lót cho cây sa kê trước khi trồng. Sau đó dùng cây nén chặt xung quanh gốc để giúp cây vững chãi, có thể dùng 3 – 4 cây cừ tràm hay tầm vông cột chặt vào thân và cành cây sa kê, phân đầu cừ còn lại cắm xiên xuống đất để tránh gió thổi làm cây ngã đổ sẽ hư bộ rễ non, cây dễ bị chết.
Trồng cây sa kê nơi có khí hậu lạnh thì cho quả ít hơn vùng khí hậu nóng ẩm.
3. Bón phân và chăm sóc cây sau khi trồng
Tưới nước đầy đủ cho cây sa kê sau khi trồng, có thể dùng thuốc ra rễ như N3M, super roots, phân super lân pha nước tưới cho cây ( khoảng 2 – 3 lần, cách nhau 5 – 7 ngày ) để mau ra rễ mới.
Sau khi trồng khoảng 25 – 30 ngày là cây bắt đầu phục hồi, lá bắt đầu nhú ra thì rải thêm khoảng một muỗng cà phê ( nếu cây nhỏ ) và muỗng canh ( đối với cây lớn) phân DAP xung quanh gốc cây.
Sau 3 tháng cây sa kê đã cho nhiều lá mới và chồi non thì bón phân NPK 16-16-8 hay sunphat amon SA với liều lượng như phân DAP. Có thể bón luân phiên từng đợt cách nhau mỗi tháng bón một lần phân hạt.
Trường hợp trồng cây sa kê nơi đất hẹp mà bộ rễ ăn lên trên thì phải bồi thêm lớp đất và phân hữu cơ cho cây mau lớn. Nếu trồng cây ngoài đất sân vườn thì chỉ cần chăm sóc trong 2 năm, không cần tưới nước mà chỉ cần bón phân làm 2 – 3 đợt trong năm để cây cho nhiều quả.
Do cây giống sa kê từ nguồn chiết cành nên chỉ cần chăm sóc đầy đủ nước tưới và bón phân, cây ra 3 – 4 cành là có thể cho quả.
Trồng cây sa kê thành hàng với số lượng nhiều, cần chọn khoảng cách là cây cách cây từ 10 – 12 mét, hàng cách hàng từ 8 – 10 mét xen kẽ nanh sấu. Có thể trồng cây sa kê xen lẫn với cây ăn trái có tán lá thấp hoặc trồng cây theo ranh đất.
4. Phòng trừ sâu bệnh
Khi trồng cây sa kê mà thao tác làm tổn thương nhiều đến bộ rễ, sẽ làm ngọn chính của cây bị teo dần và đen chết , cây sẽ tái sinh những chồi trên thân. Khi đó cần cắt bỏ phần thân nhánh chết khô và phun nấm phòng bệnh như kasumin, validamycin, metalaxyl, …
Nếu gặp trời mưa kéo dài và nắng gắt đột ngột, làm cho các loài rệp dễ tấn công, cần phun thuốc BVTV vừa phòng rệp như Secsaigon, anvado 100WP, bassan, … cùng thuốc trừ nấm để phun khi có thời tiết bất thường. Lưu ý phong trừ sâu bệnh khi cây còn nhỏ hay mới trồng.
Địa chỉ bán cây sa kê tại Hà Nội uy tín ?
Địa chỉ: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên. Đối diện với Tổng công ty may 10, Hà Nội.
- Quý khách xin vui lòng liên hệ với Cây cảnh Hải Đăng để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn lựa chọn sản phẩm cây giống sa kê phù hợp.
- Chúng tôi sẽ chụp ảnh sản phẩm cho quý khách nếu có yêu cầu.
- Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ hàng hóa đảm bảo chất lượng và đúng quy cách trước khi giao.
- Quý khách ở xa vui lòng tiến hành chuyển khoản trước. Nếu quý khách ở nội thành có thể áp dụng ship nhanh với chi phí 40,000 VNĐ một lần ship.
Tìm kiếm liên quan
- Cây sa kê có mấy loại
- Hình ảnh cây sa kê
- Cách trồng cây sa kê trong chậu
- Bán cây sa kê lớn
- Trồng cây sa kê trước nhà có tốt không
- Tìm hiệu về cây sa kê
- Quả cây sa kê
Sản phẩm liên quan: Hồng ngọc mai