Ké đầu ngựa chuẩn giống, khỏe mạnh tại nhà vườn Hải Đăng.
Lần cập nhật ( chỉnh sửa và cải tiến ) nội dung gần nhất: 5/4/2021.
A. Xem cây ké đầu ngựa
B. Phân loại và gọi tên
Tên thường gọi | Ké đầu ngựa |
Tên gọi khác trong Tiếng Việt | Thương nhĩ |
Tên Tiếng Anh | Rough cocklebur, clotbur, common cocklebur, large cocklebur, woolgarie bur |
Tên gọi khác tại một số quốc gia, lãnh thổ, khu vực, dân tộc, bộ lạc, … | Afrikaans ( tiếng Afrikaans ): kankerroos; অসমীয়া ( tiếng Assam ): অগৰা; Azərbaycan dili ( tiếng Azerbaijan ): Adi pıtraq; Башҡортса ( tiếng Bashkir ): Тилермән; беларуская мова ( tiếng Belarus ): Дурнічнік звычайны; български ( tiếng Bungaria ): влакнест казашки бодил; বাংলা ( tiếng Bengal ): আগরা; català ( tiếng Catalunya ): Llepassa; čeština ( tiếng Séc ): řepeň durkoman, Řepeň durkoman; Cymraeg ( tiếng xứ Wales ): Penfachog garw; Deutsch ( tiếng Đức ): Gewöhnliche Spitzklette, Gemeine Spitzklette; eesti ( tiếng Estonia ): pugu-väärtakjas; Euskara ( tiếng Basque ): Basalapatx; فارسی ( tiếng Ba Tư ): زردینه, توق; suomi ( tiếng Phần Lan ): vaaleasappiruoho, Karheasappiruoho; français ( tiếng Pháp ): lampourde glouteron, Lampourde d’Orient; עברית ( tiếng Hebrew ): לכיד הנחלים; hrvatski ( tiếng Croatia ): Obična dikica; հայերեն ( tiếng Armenia ): Դառնափուշ սովորական; 日本語 ( tiếng Nhật ): オナモミ; ქართული ენა ( tiếng Gruzia ): ღორის ბირკა; Kabardino-Cherkess / адыгэбзэ ( tiếng Kabardia ): Банэдэгу; 한국어 ( tiếng Hàn ): 도꼬마리; македонски ( tiếng Macedonia ): обичен бутрак; മലയാളം ( tiếng Malayalam ): അരിഷ്ട; မြန်မာဘာသာ ( tiếng Miến Điện ): ဝက်မြီးကပ်; नेपाली ( tiếng Nepal ): भेडेकुरो; Nederlands ( tiếng Hà Lan ): Late stekelnoot, late stekelnoot; polski ( tiếng Ba Lan ): Rzepień pospolity; پنجابی ( tiếng Punjab ): چمبڑ بوٹی; русский ( tiếng Nga ): Дурнишник обыкновенный; slovenčina ( tiếng Slovak ): voškovník obyčajný; தமிழ் ( tiếng Tamil ): மருளூமத்தை; ภาษาไทย ( tiếng Thái ): ผักกระชับ; Türkçe ( tiếng Thổ Nhĩ kỳ ): Büyük pıtrak; украї́нська мо́ва ( tiếng Ukraina ): Нетреба звичайна; 中文 ( Trung văn ): 蒼耳, 羊帶來, 苍耳; |
Danh pháp khoa học ( hiện tại ) | Xanthium strumarium L. |
Danh pháp đồng nghĩa | Xanthium abyssinicum Wallr. |
Xanthium acutum Greene | |
Xanthium acutilobum Millsp. & Sherff | |
Bộ thực vật | Cúc ( Asterales ) |
Họ thực vật | Cúc ( Compositae ) |
Chi thực vật | Xanthium |
Nguồn gốc | Đang tìm hiểu |
C. Mô tả cây
Cây ké đầu ngựa là một cây nhỏ, cao độ 2 m, thân có khía rãnh. Lá mọc so le, phiến lá hơi 3 cạnh, mép có răng cưa có chỗ khía hơi sầu thành 3 – 5 thùy, có lông ngắn cứng. Cụm hoa hình đầu có thứ lưỡng tính ở phía trên, có thứ chỉ gồm có hai hoa cái nằm trong hai lá bấc dày và có gai. Quả già hình thoi, có móc, có thể móc vào lông động vật. Trẻ con vẫn nghịch bỏ vào tóc nhau rất khó gỡ ra ( cắt đôi thấy ở trong có hai quả thực ).
D. Thông tin thêm
1. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây ké này mọc hoang ở khắp nơi ở Việt Nam. Hái cả cây trừ bỏ rễ phơi hay sấy khô. Hoặc chỉ hái quả chín rồi phơi hay sấy khô.
2. Thành phần hóa học
Hiện nay chưa rõ hoạt chất của quả ké đầu ngựa là gì. Mới biết rằng trong quả ké đầu ngựa có chừng 30 % chất béo; 1,27% một chất glucozit gọi là xanthostrumarin tương ứng với chất datixin, chưa rõ tính chất; 3,3% nhựa và vítamin C ( Wehmer, 1931 ).
Theo Xốcôlôv ( 1952 ) trong quả và cây ké đầu ngựa ở Liên Xô đều chứa ancaloit nhưng theo sự phân tích cùa hệ dược viện y học Bấc Kinh ( 1958 ) thì trong quả ké đầu ngựa có một chất saponin ( glucozit ), không có ancaloit.
Năm 1974, Khíagy ( 1974, Pianta medica 8,75 ) đã tách từ trong ké đầu ngựa một nhóm sesquitecpen chưa no, lacton có khung xanthonolit: xanthinin ( độ chảy 123 – 124o ), xanthanola và izoxanthanola.
Quả ké chứa:
Carboxy atractylozit ở dạng muối có tác dụng hạ đường huyết rất mạnh, có độc tính. Xanthetin và xanthamin là những chất có tác dụng kháng khuẩn. Toàn cây chứa nhiều iốt. Trong hai năm 1969 và 1970, Đỗ Tất Lợi, Phạm Kim Loan và Nguyễn Vãn Cát ( Trường đại học dược khoa Hà Nội ) đã định tính và định lượng iốt trong cây ké đầu ngựa Việt Nam thấy rằng dù cây ké đầu ngựa mọc ở miền núi, hay đồng bằng, gần biển hay xa biển đều có chứa iốt với hàm lượng khá cao, 1 gram lá hoặc thân chứa trung bình 200 µg, 1 gram quả chứa 220 – 230 µg, nước sắc 15 phút cô thành cao chứa 300 µg trong 1 gram cao: Nếu nấu lâu 5 giờ có thể chứa tới 420 – 430 µg trong 1 gram cao. Trên cơ sở phân tích ấy đã đề nghị dùng ké trong điểu trị bướu cổ.
3. Dược tính
Chưa thấy có tài liệu. Nhưng kinh nghiệm lâm sàng ở Sở da liễu Nam Xương-Giang Tây, 1959 đã sử dụng cao quả ké đầu ngựa chữa 22 trường hợp bệnh ngoài da, kết quả khỏi hẳn 11, đỡ rõ rệt 8, có tiến bộ 3, không có trường hợp nào không có kết quả rõ rệt.
Trong hai năm 1969, 1970 Tổng cục lâm nghiệp Việt Nam đã dùng cao ké chế thành viên chữa bướu cổ tại một số lâm trường miền núi. Kết quả đạt trên 80 %.
Qua những tài liệu cũ, quả ké đầu ngựa dùng chữa những trường hợp da xù xì màu đỏ như bị hủi. Tại nhiều vùng ở Việt Nam, Liên Xô cũ và Trung Quốc nhân dân vẫn dùng ké đầu ngựa uống chữa mẩn ngứa, mụn nhọt và bướu cổ.
E. Ké đầu ngựa có tác dụng gì ?
Theo tài liệu cổ, ké đầu ngựa có vị ngọt, tính ôn, hơi có độc. Vào phế kinh, có tác dụng làm ra mồ hôi, tán phong, dùng trong các chứng phong hàn, đau nhức, phong thấp, tê dại, mờ mắt, chân tay co dật, uống lâu ích khí. Phàm không phải phong nhiệt chớ dùng. Trong sách cổ nói dùng ké phải kiêng thịt lợn. Nếu dùng thịt lợn cùng khi uống ké thì khắp mình sẽ nổi quầng đỏ.
Hiện nay ké đầu ngựa là một vị thuốc thường dùng trong nhân dân Việt Nam, Trung Quốc chữa mụn nhọt, lở loét, bướu cổ, ung thư phát bối ( đằng sau lưng ), mụn nhọt không đầu, đau ràng, đau cổ họng, viêm mũi.
Nhân dân Liên Xô cũ dùng ké đầu ngựa để chữa bướu cồ, các bệnh mụn nhọt, nấm tóc, hắc lào, lỵ và đau răng.
Nhân dân ta và Trung Quốc thường chế thành cao thương nhĩ còn gọi là vạn ứng cao. Cách làm như sau: Từ tháng 5 đến tháng 9, hái toàn cây về phơi khô, cắt nhỏ nấu với nước, lọc và cô thành cao mềm. Cao dễ lên men, đóng chai thường phụt bật nút lên. Khi uống hòa với nước âm ấm, mỗi ngày từ 6 đến 8 gram cao. Uống luôn từ nửa tháng đến hai tháng.
Có thể chế thành thuốc viên thương nhĩ hoàn như sau: Bỏ rễ, rửa sạch, cắt ngắn cho vào nồi nấu với nước sôi trong một giờ, lọc lấy nước, bã còn lại thêm nước, nấu sôi một giờ nữa, lọc và ép lấy hết nước. Hợp cả 2 nước lại, cô thành cao mềm. Khi nào lấy que thủy tinh nhúng vào cao, nhỏ lên giấy, giọt cao không loang ra nữa là được. Sau đó thêm vừa đủ bột vào ( chừng 1/3 lượng cao ) trộn đều chế thành viên.
Trước khi ăn cơm thì uống. Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 16 – 20 gram. Theo sách cổ, uống cao thương nhĩ phải kiêng thịt lợn, thịt ngựa sợ độc. Thực tế tại bệnh viện Giang Tây ( Trung Quốc ) bệnh nhân uống thuốc không kiêng thịt vẫn không xảy ra hiện tượng độc nào mà thuốc vẫn có tác dụng tốt.
Thuốc cao và thuốc viên nói trên chuyên chữa lờ loét, mụn nhọt.
E. Đơn thuốc có ké đầu ngựa trong nhân dân
Chữa đau răng: Sắc nước quả ké đầu ngựa, ngậm lâu lại nhổ. Ngậm nhiều lần.
Mũi chảy nước trong, đặc: Quả ké đầu ngựa sao vàng tán bột. Ngày uống 4 – 8 gram.
Chữa thủy thũng, bí tiểu tiện: Thương nhĩ tử, thiêu tổn tính, đình lịch. Hai vị bằng nhau, tán nhỏ. Uống với nước mỗi lần 8 gram, ngày hai lần.
Chữa bướu cổ: Ngày uống 4 – 5 gram quả hay cây ké đầu ngựa dưới dạng thuốc sắc ( đun sôi, giữ sôi 15 phút ).
F. Địa chỉ bán giống cây ké đầu ngựa uy tín ?
Địa chỉ: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên. Đối diện với Tổng công ty may 10, Hà Nội.
- Quý khách xin vui lòng liên hệ với Cây cảnh Hải Đăng để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn lựa chọn sản phẩm giống ké đầu ngựa phù hợp.
- Chúng tôi sẽ chụp ảnh sản phẩm cho quý khách nếu có yêu cầu.
- Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ hàng hóa đảm bảo chất lượng và đúng quy cách trước khi giao.
- Quý khách ở xa vui lòng tiến hành chuyển khoản trước. Nếu quý khách ở nội thành có thể áp dụng ship nhanh với chi phí 40k một lần ship.