Bộ sưu tập
Cây huyết dụ chuẩn hàng sẵn sàng trao tay khách. Nhanh tay ib 0966.446.329 số lượng có hạn để được tư vấn miễn phí cách đặt hàng.
♠ Tên gọi khác: huyết dụ, phát dụ, long huyết, huyết dụ lá đỏ, thiết thụ, phất dũ, người Tày gọi là chổng đeng, tên Thái là co trướng lậu, và tên Dao là quyền diên ái.
♠ Tên tiếng Anh: Cordyline.
♠ Tên khoa học: Cordyline fruticosa (L.) A. Cheval. Đồng nghĩa: Cordyline terminalis(L.) Kunth ( theo một số tài liệu cũ ). Ngoài ra còn có Convallaria fruticosa L.; Asparagus terminalis L.; Dracaena ferrea L.; Taetsia fruticosa Merr.; Cordyline fruticosa (L.) A. Chev.
♠ Thuộc Họ Măng tây hay họ Thiên môn đông Asparagaceae.
Đặc điểm thực vật
Cây huyết dụ được biết có tới hai loại:
+ Loại có lá đỏ cả hai mặt
+ loại có lá một mặt đỏ, một mặt xanh.
Cả hai loại đều dùng làm thuốc được nhưng loại lá hai mặt đỏ tốt hơn.
Về đặc điểm cụ thể, cây huyết dụ là cây bụi thường xanh với một thân cây nhiều đốt sẹo hệt như họ cau dừa. Cây không phân nhánh nhiều và có thể cao đến 3 m. Lá cây huyết dụ mọc tập trung ở phần ngọn, xếp thành 2 dãy. Lá hình lưỡi kiếm, cuống dài có bẹ và rãnh ở mặt trên. Chiều dài lá vào khoảng 30 – 50 cm, rộng 10 – 15 cm, gốc thắt lại, đầu thuôn nhọn, mép nguyên lượn sóng và có thể có màu xanh, đỏ tía hoặc có sự kết hợp giữa các màu sắc khác nhau như màu tím, đỏ, vàng, trắng.
Cụm hoa huyết dụ mọc ở ngọn thân thành chùm xim hoặc chùy phân nhánh, dài từ 30 – 40 cm, mỗi nhánh mang rất nhiều hoa màu trắng, mặt ngoài màu tía kích thước 1.25 cm. Số lượng lá đài 3, thuôn nhọn, cánh hoa 3, hơi thắt lại ở giữa. Nhị 6, thò ra ngoài tràng. Bầu 3 ô. Quả mọng hình cầu. Mùa hoa quả của cây huyết dụ kéo dài từ tháng 12 – 1.
Thông tin thêm
1. Bộ phận dùng làm thuốc
Hoa, lá và rễ – Flos, Folium et Radix Cordylines.
2. Nơi sống và thu hái
Cây của vùng Á châu nhiệt đới, trồng làm cảnh phổ biến ở nhiều nơi. Thu hái hoa chủ yếu vào mùa hè. Khi trời khô ráo, cắt lá, loại bỏ những lá sâu, đem phơi hay sấy nhẹ đến khô. Rễ thu hái quanh năm, tiến hành rửa sạch, sau đó phơi khô.
3. Thành phần hoá học
Trong lá huyết dụ có chưas phenol, acid amin, đường, anthocyan.
4. Tác dụng dược lý của cây huyết dụ
Tác dụng kháng viêm và chống oxi hóa ( 2003, Cambie RC cùng đồng sự tại khoa Hóa đại học Auckland, New Zealand)
Tác dụng chống lại ung thư dạ dày ( 5/2013 Liu S và các cộng sự tại Khoa tiêu hóa, bệnh viện Trung Ương Xiang Ya, Hồ Nam, Trung Quốc)
Tác dụng gây độc tế bào ung thư, kháng khuẩn, chống lại loài vi khuẩn Enterococcus faecalis (2/2014 Theo Phytochemistry Letter, chương &, trang 62-68)
Tác dụng tăng co tử cung tại cho: Dùng thỏ cái nặng từ 2 – 2,3 kg, gây mê bằng cloralhydrat 7%, liều 7 ml/kg tiêm trong màng bụng. Lá huyết dụ chiết bằng cồn 40°. Trước khi dùng, tiến hành bốc hơi cồn đến tỷ lệ 1:1. Dùng các liểu tăng dần 1 mỉ/kg; 1,5 ml/kg; 2 mựkg và 2,5 ml/kg. Kết quả cho thấy từ liều 2 ml/kg và sau 2 giờ nghiên cứu, tử cung bắt đầu co và trương lực co tăng dần như kiểu ergotamin.
Tác dụng trên tử cung cô lập: Dùng chế phẩm sừng tử cung chuột lang, thấy dịch chiết từ lá cây huyết dụ làm tăng co bóp, tuy cường độ có hơi kém pituitrin.
Tác dụng kiểu estrogen, phương pháp Alien Doisy: Sử dụng chuột cống cái, trọng lượng 100 – 120g, gây mê để cắt bỏ buồng trứng. Chăm sóc đặc biệt trong 15 ngày. Từ ngày 15 đến ngày 18 kiểm tra tế bào âm đạo để bỏ các chuột có tế bào sừng tức là thiến bị sót. Chia chuột làm 3 lô mỗi lô gồm 20 con, lô chứng không dùng thuốc, lô chụẩn dùng oestrazid 0,3 ng/chuột, huyết dụ 4 ml/lOỌg. Uống 5 ngày. Đem đi xét nghiệm tế bào âm đạo, thấy lô chứng 100% không có tế bào sừng, lô chuẩn 100% tế bào sừng, còn lô dùng huyết dụ có 30 – 40% tế bào sừng. Kết luận huyết dụ có tác dụng estrogen yếu.
Tác dụng hướng sinh dục nữ: Dùng chuột cống cái đã phát triển được 20 ngày tuổi. Cân trọng lượng lúc đầu và trước khi mổ. Chia làm 2 lô, lô thuốc dùng cao huyết dụ tỷ lệ 1:1, liều 0,3 mựcon/ngày. Cho uống trong 10 ngày. Lô chứng thì thay thuốc bằng nước cất. Đến chiều ngày thứ 10, giết chuột, bóc tách tử cung và buồng trứng rồi đem đi cân tươi ngay. Mỗi lô 23 con, kết quả thấy trọng lượng tử cung và buồng trứng tăng có ý nghĩa thống kê so với lô chứng.
Tác dụng kháng khuẩn: Dùng lá huyết dụ tươi, phơi khô trong tủ sấy ở 60°C, nghiền thành bột. Đem đi chiết với nước. Lọc, cô đến tỷ lộ 2:1. Điều chỉnh pH về dùng khoanh giấy 6 mm, nhỏ 0,025 ml cao, rồi đặt trên đĩa thạch. Các vi khuẩn bị tác dụng khá và yếu gồm ( cụ thể gồm tên vi khuẩn và đường kính vòng vô khuẩn theo mm ) Staphylococcus aureus 9,60 ± 0,24; BacMus_ atithracis 9,30 ± 0,24; Escherichia coli 8,50 + 0,71; Proteus vulgaris 7,50 ± 0,50; Streptococcus faecalis 6,50 ± 0, 41. Chưa thấy có tác dụng trên loài Salmonella typhi, Klebsiella pneumoniae. Pseudomonas aeruginosa. Streptococcus pneumoniae.
Ý nghĩa của cây huyết dụ trong phong thuỷ
Trong phong thủy người ta tin rằng Huyết Dụ là lá bùa mang lại may mắn, có tác dụng giữ tiền của, tài lộc cho gia chủ. Không những thế Huyết Dụ còn có thể ngăn, xua đuổi tà ma hay nguồn khí xấu tấn công ngôi nhà. Cụ thể
Với màu sắc tươi tắn, hấp dẫn mang dáng vẻ sang trọng, cây Huyết Dụ thường được ứng dụng làm cây xanh trang trí trong công viên, dọc lối đi, bồn hoa công cộng… mang lại màu sắc hài hoà và trang trọng cho không gian xung quanh.
Huyết Dụ cũng được trồng làm cây cảnh trang trí sân vườn, thiết kế nên những hòn non bộ không chê vào đâu được. Cây cũng được trồng nhiều trong chậu trang trí phòng khách, cửa sổ, văn phòng, hội trường, khách sạn… Hay được trồng thành hàng rào quanh ngôi nhà nhằm tôn tạo cảnh quan, xua đuổi, ngăn chặn tà ma dám bén mảng đến.
Cây huyết dụ có tác dụng gì ?
Theo Đông y, huyết dụ có vị hơi ngọt, tính bình. Có tác dụng làm mát huyết, cầm máu, tán ứ định thống, cầm máu, bổ huyết, tiêu ứ, dùng chữa rong kinh, chữa lỵ, xích bạch đới, phong thấp nhức xương…Thường được dùng nhiều trong trị lao phổi với ho thổ huyết, rong huyết, băng huyết, lậu huyết, kinh nguyệt ra quá nhiều. Ngoài ra còn trị kiết lỵ ra máu, phong thấp, đau nhức xương, chấn thương bị sưng, viêm ruột, lỵ
Dân gian còn dùng trị ho gà của trẻ em. Liều dùng mỗi ngày 6 – 10g lá, 5 – 6g rễ, 10 – 15g hoa, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc quý khác.
Ở Ấn Độ, phần dưới của thân rễ dùng ăn với Trầu không như là thuốc trị ỉa chảy.
Bài thuốc từ cây huyết dụ
1. Đái ra máu, lao phổi, thổ huyết, mất kinh
Chuẩn bị lá cây huyết dụ tươi 60-100g ( hoặc rễ khô 30-60g ). Đem đi đun sôi lấy nước uống.
2. Chữa rong kinh
Nguyên liệu gồm Lá huyết dụ 20g, rễ cỏ tranh 10g, đài tồn tại của quả mướp 10g, rễ cỏ gừng 8g. Tất cả đem đi thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, chia làm hai lần uống trong ngày.
3. Viêm ruột, lỵ
Lá tươi 60-100g (hoặc 10-15g hoa khô) tiến hành sắc nước uống.
4. Chữa chảy máu cam và chảy máu dưới da
Lá huyết dụ tươi 30g, lá trắc bá (sao cháy) và cỏ nhọ nồi mỗi vị lấy ra 20g, sắc uống đến khi khỏi.
5. Chữa bị thương ứ máu hay phong thấp đau nhức
Dùng huyết dụ cả lá, hoa, rễ 30g, huyết giác 15g, sắc uống đến khi khỏi bệnh
6. Chữa kiết lỵ ra máu
Chuẩn bị lá huyết dụ 20g, cỏ nhọ nồi 12g, rau má 20g. Rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống. Dùng 2-3 ngày. Nếu bệnh không thuyên giảm thì nên đến các cơ sở y tế khám xác định nguyên nhân để điều trị.
Lưu ý: Phụ nữ không nên dùng trước khi sinh con hoặc sau khi sinh xong mà bị sót nhau.
Cách trồng và chăm sóc cây huyết dụ
Cây huyết dụ có thể nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Tiến hành cắt một phần 7 – 12 cm của thân cây trưởng thành, loại bỏ các lá để ngăn thoát hơi nước rồi giâm vào đất. Các mắt trên cành sẽ nhanh chóng phát triển thành chồi lá.
Một số lưu ý khi chăm sóc cây huyết dụ để cây phát triển khoẻ mạnh
– Đất trồng: Cây huyết dụ thích hợp với khu đất trồng tơi xốp, thoáng khí, thoát nước tốt, giữ ẩm tốt. Lưu ý bạn nên bón thêm một ít phân bón hữu cơ để giúp cây sinh trưởng phát triển. Đặc biệt chú ý nhiều đến loại phân bón như Mg và K, thiếu loại này cây sẽ còi cọc, cháy lá và dễ bị chết. Không nên bón phân cho đất trồng vào mùa đông.
– Ánh sáng: Cây huyết dụ thích hợp với độ chiếu sáng trung bình và cao tức từ 50 – 90%. Ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến lá của cây, nên đặc biệt cần tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.
– Nhiệt độ: Cây huyết dụ sinh trưởng và phát triển tốt trong khoảng 15-27oC, nhiệt độ thấp nhất mà huyết dụ có thể chịu đựng là vào 4oC. Tùy thuộc vào nhiệt độ của khu vực của bạn, mà bố trí vị trí trồng cây sao cho phù hợp.
– Chế độ nước: Cây huyết dụ có nhu cầu nước ở mức trung bình. Tưới nước để giữ độ ẩm cho đất trồng, giúp cây hút được nước nhiều hơn. Chính vì huyết dụ chịu hạn kém nên cần tưới nước ngay khi thấy đất xung quanh khô. Khi thiếu nước, lá cây sẽ héo khô và chuyển sang màu nâu. Không nên để cây rơi vào tình trạng này quá lâu.
– Sâu bệnh hại cây: Cây huyết dụ rất dễ mắc bọ trĩ. Nên dùng thuốc bảo vệ thực vật để diệt trừ sâu hại. Sau đó, cạo bỏ phần thân cây bị hoại tử, rửa vết thương bằng xà phòng và nước sạch để trị bệnh cho cây.
– Chăm sóc tán cây: Cây huyết dụ theo thời gian cũng sẽ tàn nhánh lá, cần quan sát kĩ các nhánh lá, loại bỏ ngay các phần tử bị hư hại lâu ngày để tránh ảnh hưởng đến các nhánh xung quanh.
Cây huyết dụ mua ở đâu uy tín chất lượng ?
Địa chỉ: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên. Đối diện với Tổng công ty may 10, Hà Nội.
- Quý khách xin vui lòng liên hệ với Cây cảnh Hải Đăng để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn lựa chọn sản phẩm cây huyết dụ phù hợp.
- Chúng tôi sẽ chụp ảnh sản phẩm cho quý khách nếu có yêu cầu.
- Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ hàng hóa đảm bảo chất lượng và đúng quy cách trước khi giao.
- Quý khách ở xa vui lòng tiến hành chuyển khoản trước. Nếu quý khách ở nội thành có thể áp dụng ship nhanh với chi phí 40k một lần ship.