Ngũ vị tử tác dụng cực kì tốt cho sức khỏe và được chứng minh bởi các ghi chép trong quá khứ. Cùng tìm hiểu nhanh qua bài viết dưới đây.
Được biết ngũ vị tử là tên vị thuốc mà theo tên gọi có đủ năm vị: Ngọt, chua, cay, đắng và mặn. Trên thị trường hiện nay, người ta phân biệt ra hai loại:
– Cây ngũ vị tử Bắc hay còn được gọi là ngũ vị tử, liêu ngũ vị, sơn hoa tiêu ( Hắc Long Giang ) ( Fructus Sechizandrae ) là quả chín phơi hay sấy khô của cây bắc ngũ vị tử ( danh pháp khoa học Schizandra sinensis Baill. ) thuộc họ Ngũ vị Schizandraceae.
– Ngũ vị tử Nam – Fructus Kadsurae là quà chín phơi hay sấy khô của cây nam ngũ vị tử hay cây nắm cơm ( danh pháp khoa học Kadsura japonica L. ) cùng họ Ngũ vị Schizandraceae. Tuy gọi là nam ngũ vị tử nhung là nam đối với Trung Quốc. Cả hai vị trên hiện nước ta vẫn còn phải nhập.
Mô tả cây
Cây liêu vị tử ( Schizandra sinensis Baill. ) là một loại dây leo to, có thể mọc dài tới 8m, vỏ cành màu xám nâu với kẽ sần nổi rõ, cành nhỏ hơi có cạnh. Lá mọc so le, cuống lá nhỏ, dài 1,5 – 3cm; phiến lá hình trứng rộng, dài 5 – 11 cm, rộng 3 – 7cm, mép có răng cưa nhỏ, mặt trên sẫm hơn, gân lá non thường có lông ngắn. Hoa đơn tính, khác gốc, cánh hoa màu vàng trắng nhạt có mùi thơm, cánh hoa 6 – 9, nhị 5, quả ngũ vị tử là quả mọng hình cầu, đường kính 5 – 7 mm, khi chín có màu đỏ sẫm, trong chứa 1 đến 2 hạt. Tại Trung Quốc mùa hoa 5 – 7, mùa quả 8 – 9.
Cây nam ngũ vị tử theo tài liệu ( Trung dược chí, tập 2-1959 ) thì cũng là một loài Schizandra sphenanthera Rehd. et Wils, cùng họ, hình thái gần giống cây liêu ngũ vị nhưng khác nhau ở chỗ hoa liêu ngũ vị chỉ có 5 nhị còn cây nam ngũ vị tử có tới 10 – 15 nhị.
Tuy nhiên theo nhiều tài liệu trước thì nam ngũ vị tử được khai thác ở những loàỉ’ như Kadsura japónica L. ( Trung Quốc dược dụng thực vật đồ giám – 1960 ), Kadsura longepedunculata Fin. et Gagnep. ( Quảng Châu thực vật chí – 1956 ) hoặc Kadsura japónica Dun. ( Thực vật học đại từ điển – Trung Quốc ).
Ở đây chúng tôi chỉ mô tả một loài Kadsura có ờ nước ta là Kadsura coccinea A. c. Sum. ( còn có tên khác là Kadsura sinensis Hance hay Schizandra hanceana Baill.): Đây là một loài dây leo với cành phân nhiều nhánh, gầy, trên mặt phủ lớp phấn bài tiết, về sau trờ thành kẽ sần dài. Lá mọc so le, hình mác vói phía cuống hơi tròn, dài 6 – 19cm, rộng 3 – 4cm, mặt dưới màu nhạt, nhẵn. Hoa đơn tính, mọc ở kẽ lá dài 15mm, rộng 10mm, màu tía. Quả giống như một nắm cơm ( do đó có tên cây nắm cơm ) hay như một quả na to. Tên Lào là repa-ropo hay xung-xe.
Mặc dầu có ờ nước ta nhưng chưa thấy khai thác.
Vậy ngũ vị tử tác dụng là gì ?
Tại nước ta, ngũ vị tử còn chỉ mới được sử dụng trong phạm vi một vị thuốc đông y, tại Liên Xô cũ, Triều Tiên và một số nước khác thì giống đã được sử dụng như một vị thuốc tây y.
Tính chất vị thuốc theo đông y là: Vị chua, mặn, tính ôn, không độc, vào hai kinh phế và thận. Có tác dụng lỉễm phế, cố thận, cố tinh, chỉ mồ hôi, dùng làm thuốc trừ đờm, tu bổ, cường âm, ích khí, bổ ngũ tạng, thêm tinh trừ nhiệt.
Trong Đông y, ngũ vị tử là một vị thuốc dùng chữa ho, hơi thở hổn hển, ho khan, còn dùng làm thuốc cường dương, chữa liệt dương và mệt mỏi, biếng hoạt đông. Tuy nhiên đối với những người có biểu tà, có thực nhiệt thì không nên dùng.
Trong tây y ( Nga ) ngũ vị tử được dùng làm thuốc kích thích hệ thống thần kinh trung ương, trong trường hợp lao động chân tay và trí óc quá độ, mệt mỏi về tinh thần và thể lực, uể oải buồn ngủ.
Dùng dưới dạng cồn thuốc, bột hay thuốc viên:
Cồn ngũ vị tử chế bằng cồn 70o thì dùng với liều 30 – 40 giọt một lần, ngày dùng 2 lần, chế với cồn 90o thì dùng mỗi lần 20 – 30 giọt, ngày dùng hai đến ba lần. Thường đóng thành lọ 25 – 50 ml.
Bột ngũ vị tử dùng mỗi lần 0,5g; ngày uống hai lần. Viên cũng như vậy. Cao chế từ hạt dùng cồn 70o theo tỷ lệ 1:3, dùng mỗi lần 20 – 30 giọt, mỗi ngày uống ba lần.
Ngũ vị tử còn dùng để tăng sức khi đẻ: Dùng cao hạt ( cồn 70o với tỳ lệ 1:3), cho uống ba lần mỗi lần 20 đến 30 giọt, mỗi lần cách nhau một giờ.
Tài liệu hướng dẫn ngũ vị tử của Liên Xô cũ đều nói sử đụng cần có theo dõi của thầy thuốc để tránh hiện tượng thần kình và tim mạch bị kích thích quá. Không nên dùng đối với những trường hợp thần kinh đã bị quá kích thích, cao huyết áp, rối loạn tim.
Đơn thuốc có ngũ vị tử trong dân gian
– Chữa liệt dương: Ngũ vị tử 600g tán uống, mỗi lần 4g. Ngày uống ba lần. Kiêng thịt lợn, cá, tỏi, dấm. Uống hết đơn thì khỏe, giao hợp được ( theo Thiên Kim Phương – tàỉ liệu cổ chưa kiểm tra ).
– Chữa thận hư, tiểu tiện trắng đục, đau suốt hai bên sườn và lưng: vị thuốc trên sao dòn, tán bột, lấy dấm thanh nấu hồ luyện thành viên nhỏ bằng nửa hạt đâu xanh, mỗi lần uống 30 viên, chiêu bằng nước nóng ( theo Thiên Kim Phương – tài liệu cổ chưa kiểm tra ).
Chữa phụ nữ âm môn giá lạnh: Ngũ vị tử 160g tán bột, dùng nước tiểu trộn làm thành viên bằng hạt ngô, để vào âm môn ( theo Cận Hiệu Phương-tài liệu cổ chưa kiểm tra ).
Chữa ho lâu, phổi viêm: Ngũ vị tử 80g, túc xác tẩm với đường sao qua 20g, hai vị tán bột, luyện với kẹo mạch nha viên bằng quả táo mỗi lần ngậm một viên ( theo Vệ sinh gia bảo – tài liệu cổ ).
Chữa ho đờm và thở: Ngũ vị tử, bạch phàn hai vị bằng nhau, cùng tán bột, mỗi lần dùng 12g, lấy phổi lợn nướng chín, chấm bột mà ăn, chiêu bằng nước nóng ( theo Phổ Tế Phương – tài liệu cổ).
Trên đây là một số kiến thức về ngũ vị tử tác dụng tiêu biểu. Hy vọng bạn đã có những thông tin cần thiết về loài cây dược liệu tuyệt vời này.