Marimo – khi thiên nhiên thích chơi đồ chơi.
Qua tìm hiểu, Marimo là một dạng sinh trưởng hiếm gặp của A. linnaei ( một loài tảo lục dạng sợi ), trong đó tảo phát triển thành những khối cầu xanh mướt, mượt như nhung khiến những người khó tính nhất cũng phải ngả mũ thán phục.
Lần cập nhật nội dung gần nhất: 20/11/2020.
Tên thường gọi | Tảo cầu |
Tên gọi khác trong Tiếng Việt | Đang tìm hiểu |
Tên Tiếng Anh | Marimo, Cladophora ball ( bóng Cladophora ), moss ball ( bóng rêu ), lake ball ( bóng hồ ), moss ball pets |
Tên gọi khác tại một số quốc gia, lãnh thổ, khu vực, dân tộc, bộ lạc, … | |
беларуская мова ( tiếng Belarus ): Кладофара эгаграпільная čeština ( tiếng Séc ): Řasokoule zelená dansk ( tiếng Đan Mạch ): Gedebolle Deutsch ( tiếng Đức ): Algenkugel; Cladophora-Ball; Mooskugel; Mooskugel; Algenkugel eesti ( tiếng Estonia ): Järvepall suomi ( tiếng Phần Lan ): ahdinpallero français ( tiếng Pháp ): boule de mousse íslenska ( tiếng Iceland ): Kúluskítur italiano ( tiếng Ý ): Alga a Palla, Cladofora, Sasso-Pianta 日本語 ( tiếng Nhật ): マリモ 한국어 ( tiếng Hàn ): 마리모 မြန်မာဘာသာ ( tiếng Miến Điện ): ရေဥ norsk bokmål ( tiếng Na Uy – ngôn ngữ viết bokmål ): Algekule Nederlands ( tiếng Hà Lan ): Mosbol polski ( tiếng Ba Lan ): Gałęzatka kulista русский ( tiếng Nga ): Эгагропила Линнея svenska ( tiếng Thụy Điển ): Klotalg ภาษาไทย ( tiếng Thái ): มอสบอล; สาหร่ายมาริโมะ; สาหร่ายมาริโมะ; มอสบอล 中文 ( Trung văn ): 毬藻 中文(中国大陆): 毬藻 中文(简体): 毬藻 中文(繁體): 毬藻 中文(香港): 毬藻 中文(新加坡): 毬藻 中文(台灣): 毬藻 | |
Danh pháp khoa học ( hiện tại ) | Aegagropila linnaei Kützing |
Danh pháp đồng nghĩa | Aegagropila bulnheimii Rabenhorst |
Cladophora aegagropila (Linnaeus) Trevisan | |
Cladophora sauteri (Nees von Eisenbeck ex Kützing) Kützing | |
Bộ ( Ordo ) | Cladophorales |
Họ ( Familia ) | Pithophoraceae |
Chi ( Genus ) | Aegagropila |
A. Phân loại và tên gọi
Mô tả về Marimo xuất hiện vào những năm 1820 bởi Anton E. Sauter khi tảo được tìm thấy ở Hồ Zell, Áo. Ban đầu chi Aegagropila được đưa ra bởi Friedrich T. Kützing ( 1843 ) với A. linnaei là loài điển hình dựa trên sự hình thành tập hợp các khối cầu quan sát được, nhưng sau đó tất cả các loài trong chi Aegagropila được chuyển sang phân chi Aegagropila của chi Cladophora sau này bởi cùng một tác giả ( Kützing, 1849 ). Sau cùng, A. linnaei được xếp lại vào chi Cladophora thuộc bộ Cladophorales và được đổi tên thành Cladophora aegagropila (L.) Rabenhorst hay Cl. sauteri (Nees ex Kütz.) Kütz. Nghiên cứu DNA mở rộng ( Extensive DNA ) vào năm 2002 đã trả lại tên cũ Aegagropila linnaei. Sự hiện diện của kitin ( chitin ) trong thành tế bào làm cho loài tách biệt hẳn với chi Cladophora ( ??? ).
Loại thực vật này được nhà thực vật học người Nhật Takiya Kawakami đặt tên là Marimo ( マリモ ) vào năm 1898. Với “mari” hay bouncy play ball ( bóng nảy ), “mo” là một thuật ngữ chung để chỉ các loại thực vật phát triển dưới nước. Tên địa phương của Marimo ở Ainu là torasampe ( lake goblin – yêu tinh hồ ) hay tokarip ( lake roller – con lăn hồ ). Đôi khi tảo được rao bán trong bể cá với cái tên là “Japanese moss balls” ( “bóng rêu Nhật Bản” ) mặc dù chúng không hề có liên quan đến rêu. Ở Iceland, nơi những quả bóng hồ này được ngư dân địa phương gọi vui với cái tên là kúluskítur ở hồ Mývatn ( với “kúla” = ball, “skítur” = muck ), địa điểm mà “muck” được coi là bất kỳ loại cỏ dại nào vướng vào lưới đánh cá của họ. Tên chi Aegagropila trong tiếng Hy Lạp mang nghĩa là “lông dê” ( ??? ).
B. Các hình thức sinh trưởng của Marimo
Tảo có ba dạng thức sinh trưởng:
- Phát triển thành các mảng bám trên đá ( những chỗ khuất ánh nắng ).
- Tồn tại dưới dạng sợi trôi nổi tự do ( free-floating filament ). Các búi sợi nhỏ riêng lẻ khi “đứng” gần nhau sẽ tạo thành một “tấm thảm” trên đáy hồ lấm bùn.
- Bóng hồ, khi này tảo hình thành những khối cầu lớn, không có hạt nhân, gồm các sợi tảo dày đặc tỏa ra từ tâm. Đây là dạng sinh trưởng được nhiều người mê sưu tầm nhất và cũng là dạng bị khai thác triệt để nhất trong tự nhiên.
C. Sinh thái học của marimo
Sự tồn tại của những “bầy” Marimo phụ thuộc rất nhiều vào sự thích nghi của loài với điều kiện ánh sáng yếu, kết hợp với các tương tác động ( dynamic interaction ) từ các dòng chảy do gió gây ra, chế độ ánh sáng ( light regime ), hình thái hồ ( lake morphology ), chất lắng và sự lắng ( sedimentation ).
1. Kích thước
Tốc độ phát triển của Marimo vô cùng chậm, chỉ vào khoảng 5 mm mỗi năm, do vậy để có thể hình thành lên những quả bóng hồ ít nhất phải mất hàng thập kỉ. Tại hồ Akan ở Nhật Bản, chúng có kích thước đặc biệt lớn, lên đến 20 – 30 cm. Hồ Mývatn, Iceland, một trong số ít những nơi trên thế giới xuất hiện những “đàn” Marimo đông đúc với đường kính vào khoảng 12 cm ở độ sâu từ 2 – 2,5 m.
2. Hình dáng của marimo
Hình dáng tròn đẹp mắt của Marimo được duy trì bằng các đợt sóng nhẹ ( gentle wave action ) thi thoảng làm xoay chuyển chúng đi đối chút. Do vậy môi trường tốt nhất cho chúng là các hồ nước nông có đáy cát. Việc được “xoay đi xoay lại” như vậy đảm bảo rằng các quả bóng hồ có thể quang hợp ở bất kể mặt nào được xoay lên trên nhờ được “phủ kín” lục lạp. Hơn nữa tác động của các làn sóng nhẹ cũng giúp làm sạch các khối cầu này khỏi các vật vụn trôi nổi trong nước.
Bên trong Marimo cũng có màu xanh lục và chứa nhiều lục lạp không hoạt động ( dormant chloroplasts ) nhưng sẽ tái “khởi động” trong vài giờ nếu như “quả bóng” bị vỡ ra.
Vì một số “bầy” có từ hai hoặc thậm chí ba lớp các Marimo, nên tác động của sóng được coi là cần thiết để “xáo” chúng lên sao cho mỗi “quả bóng” đều được tiếp cận ánh sáng. Nhưng vì là hình cầu, vốn có tỉ lệ diện tích bề mặt so với thể tích ( surface-area-to-volume ratio; kí hiệu là sa/vol hoặc SA:V ) thấp so với lá cây, nên đã vô tình hạn chế đi khả năng quang hợp và do đó giới hạn kích thước tối đa của các quả bóng hồ.
3. Môi trường sống
Marimo thích sống trong các hồ có hoạt động sinh học thấp hoặc trung bình cùng hàm lượng Canxi vừa phải hoặc cao.
4. Phân bố
Loài tảo này được tìm thấy chủ yếu ở các khu vực của châu Âu trước đây vốn bao phủ bởi các sông băng ( Bắc Âu ), và ở một số nơi ở Nhật Bản. Ngoài ra cũng thấy xuất hiện ở Bắc Mỹ ( rất hiếm ), cũng như ở Úc.
5. Quần thể suy giảm
Marimo vô cùng nhạy cảm với hàm lượng dinh dưỡng có trong nước. Hiện tượng phú dưỡng ( eutrophication ) ( do sản xuất nông nghiệp và nuôi cá ), cùng với sự lắng đọng bùn ( mud deposition ) từ hoạt động của con người được cho là những nguyên nhân chính khiến những “quả bóng” này biến mất khỏi nhiều hồ.
Loài tảo này hiện vẫn còn tồn tại ở hồ Zeller thuộc Áo ( nơi nó được phát hiện lần đầu tiên vào những năm 1820 ) nhưng hình thái sinh trưởng dạng các khối cầu tên Marimo đã không còn được tìm thấy ở đó kể từ khoảng năm 1910. Điều tương tự đã xảy ra ở hầu hết các địa điểm ở Anh và Scotland.
Những “bầy” Marimo đông đúc được người ta phát hiện ở Hồ Mývatn thuộc Iceland vào năm 1978, nhưng kể từ đó từ đó trở đi số lượng đã không còn nhiều. Đến năm 2014, Marimo hầu như biến mất hoàn toàn khỏi hồ do quá dư thừa dinh dưỡng.
Trong quá trình tìm kiếm, loài tảo này vẫn có thể được tìm thấy ở một số nơi ở Nhật Bản, nhưng số lượng quần thể cũng đã giảm đi không ít. Tại Hồ Akan, người ta đã dành nhiều nỗ lực hơn cho việc bảo tồn các quả bóng hồ.
Được biết, Marimo là loài được bảo vệ ở Nhật Bản từ những năm 1920 và ở Iceland từ năm 2006. Hiện tại hồ Akan được coi như một công viên quốc gia và Hồ Mývatn được quy định như một khu bảo tồn thiên nhiên thực thụ.
D. Những khía cạnh văn hóa của Marimo
Marimo, một sự thú vị hiếm có khó tìm. Tại Nhật Bản, người Ainu tổ chức lễ hội Marimo kéo dài ba ngày vào tháng 10 hàng năm tại Hồ Akan. Ngày 29 tháng 3 hàng năm được lấy làm ngày tảo Marimo tại nơi đây.
Với vẻ ngoài hấp dẫn nhưng cũng rất dễ tổn thương, những quả bóng hồ hiện được đưa vào sách giáo khoa như là một phương tiện để giáo dục trẻ nhỏ về chủ đề bảo vệ môi trường.
Một nhân vật đồ chơi nhồi bông được bán rộng rãi trên thị trường có tên là Marimokkori có hình dạng giống người với cái đầu tròn được lấy cảm hứng từ tảo Marimo. Tên của Marimokkori được kết hợp từ “marimo” và từ “mokkori” ( tiếng lóng mang nghĩa là “cộm lên trong quần” ). Tạo hình khá kì cục nhưng lại cực kỳ thành công về mặt thương mại này khiến Marimokkori được coi như là một trường hợp đặc biệt, minh chứng cho lối suy nghĩ sáng tạo và có phần kì quái của người Nhật.
Marimo đôi khi được đem bán làm đồ trưng bày trong các bể cá, và chúng thường có nguồn gốc từ các hồ của Ukraine như hồ Shatskyi. Cũng thấy chúng được rao bán trong các cửa hàng cá cảnh tại Nhật Bản, nhưng mà có nguồn gốc từ châu Âu hoặc được người dân địa phương vùng hồ Akan nhân giống, tạo hình bằng cách sử dụng các thiết bị tạo sóng nhẹ, vì việc thu thập chúng từ hồ Akan đã bị cấm từ rất lâu.
Hiện nay, Nhật Bản đã xem Marimo như một báu vật quốc gia, được chính phủ và người dân tích cực bảo tồn, nhất là ở hồ Akan.