Hạt gấc – “thần dược” quý giá trong Đông y.
Lần lọc nội dung gần nhất: 5/10/2020.
Lưu ý: Phần lớn thông tin trong bài viết được trích dẫn từ sách “NHỮNG CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC VIỆT NAM” của GS.TS Đỗ Tất Lợi. Bạn đọc có thể tìm thêm các nguồn khác để góp ý xây dựng bài viết hơn nữa trong tương lai nhé. Chân thành cảm ơn !!.
Hạt gấc là là hạt thu được từ quả gấc chín phơi hay sấy khô.
Tên thường gọi | Cây gấc |
Tên gọi khác trong Tiếng Việt | Mộc tất tử, thổ mộc miết, mộc biệt tử, mắc cao |
Tên Tiếng Anh | Gac, balsampear |
Tên gọi khác tại một số quốc gia, lãnh thổ, khu vực, dân tộc, bộ lạc, … | |
العربية ( tiếng Ả Rập ): جاك অসমীয়া ( tiếng Assam ): ভাত কেৰেলা Azərbaycan dili ( tiếng Azerbaijan ): Koxinxin momordiki Esperanto ( Quốc tế ngữ ): Gako فارسی ( tiếng Ba Tư ): کدو خاردار français ( tiếng Pháp ): Gac Bahasa Indonesia ( tiếng Indonesia ): Tepurang 日本語 ( tiếng Nhật ): ナンバンカラスウリ 한국어 ( tiếng Hàn ): 걱 лакку маз ( tiếng Lak ): Гак 文言 ( Văn ngôn ): 木鱉子 മലയാളം ( tiếng Malayalam ): മുള്ളൻ പാവൽ polski ( tiếng Ba Lan ): Przepękla indochińska русский ( tiếng Nga ): Момордика кохинхинская తెలుగు ( tiếng Telugu ): అడవికాకర ภาษาไทย ( tiếng Thái ): ฟักข้าว Удмурт кыл ( tiếng Udmurt ): Гак 粵語 ( tiếng Quảng Đông ): 木鱉子 中文 ( Trung văn ): 木虌子 中文(中国大陆): 木鳖果 中文(简体): 木鳖果 中文(繁體): 木鱉果 中文(香港): 木鱉果 中文(新加坡): 木鳖果 中文(台灣): 木虌子 | |
Danh pháp khoa học ( hiện tại ) | Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng. |
Danh pháp đồng nghĩa | Momordica macrophylla Gage |
Momordica meloniflora Hand.-Mazz. | |
Momordica mixta Roxb. | |
Bộ thực vật | Bầu bí ( Cucurbitales ) |
Họ thực vật | Bầu bí ( Cucurbitaceae ) |
Chi thực vật | Momordica |
Nguồn gốc | Việt Nam, hiện gấc được trồng ở khắp các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Australia |
A. Đặc điểm cây gấc
Gấc là một loại dây leo, mỗi năm khô héo một lần nhưng năm sau vào mùa xuân, từ gốc lại mọc ra nhiều thân mới. Mỗi gốc có nhiều dây, mỗi dây có nhiều đốt, mỗi đốt có lá. Lá mọc so le, chia thùy khía sâu tới 1/3 hay 1/2 phiến. Đường kính phiến lá 12 – 20 cm, phía đáy lá hình tim, mặt trên lá màu xanh lục sẫm, sờ ram ráp. Hoa nở vào các tháng 4 – 5, đực cái riêng biệt. Cánh hoa màu vàng nhạt. Tháng 6 có quả non, hình bầu dục dài 15 – 20 cm, đít nhọn, ngoài có nhiều gai mềm đỏ đẹp. Trong quả có nhiều hạt xếp thành hàng dọc, quanh hạt có màng màu đỏ máu; khi bóc màng đỏ thấy có một lớp vỏ cứng đen, quanh mép có răng cưa tù và rộng hạt dài chừng 25 – 35 cm, rộng 19 – 31 mm, dày 5 – 10 mm, trông gần giống con ba ba nhỏ bằng gỗ, do đó có tên mộc miết tử ( mộc là gỗ, miết là con ba ba ). Trong hạt có nhân, chứa nhiều dầu.
B. Cách chế biến hạt gấc
Quả hái về, mổ lấy hạt với cả màng màu đỏ, nếu để nấu xôi thì dùng tươi sát với gạo. Nếu để chế thuốc thì cần phải sấy hay phơi khô cả hạt và màng cho đến khi cầm hạt không thấy dính tay nữa thì dùng dao nhọn bóc lấy màng đỏ, phơi hay sấy khô ở nhiệt độ thấp ( 60 – 70°C ). Với màng này người ta dùng chế dầu gấc. Còn lại hạt với lớp vỏ đen cứng đem phơi khô để dành dùng làm thuốc hay ép dầu.
Muốn chế dầu gấc, trước hết cần sấy khô màng hạt gấc, sau đó tán nhỏ rồi áp dụng một trong mấy phương pháp sau đây:
– Chiết bằng dung môi ( dùng ête dẩu hỏa ): Lấy kiệt bằng ête dầu hỏa, sau đó thu hồi ête bằng cách đun cách thủy trong không khí trơ ( khí cacbonic hay nitơ ). Cặn còn lại là dầu gấc. Để lâu dầu gấc này sẽ để lắng một lớp tinh thể caroten. Tỷ lệ dầu trong màng đỏ là 8 %; 100 kg quả gấc cho chừng 1,9 lít dầu gấc.
– Ép như ép dầu lạc: Màng đỏ đã sấy khô tán nhỏ, đem đổ lên rồi ép. Dầu ép được để lâu hay để vào tủ lạnh cũng phân thành 2 lớp như dầu chiết bằng ête. Dầu chế bằng hai phương pháp trên, muốn đem trung tính cần áp dụng phương pháp loại axit tự do bằng cồn 95°.
– Phương pháp thủ công nghiệp: Khi có một số ít gấc muốn chế dầu gấc để dùng trong gia đình hay dùng trong một thời gian ngắn, ta có thể cho màng hạt gấc đã sây khô tán nhỏ vào dầu lạc hay mỡ lợn đã đun nóng ở nhiệt độ 60 – 70°. Dầu lạc hay mỡ lợn sẽ hòa tan chất dầu chứa trong màng gấc. Đựng trong chai nhỏ, đổ đầy để tránh hiện tượng ôxy hóa.
Dầu gấc nguyên chất ( loại hết nước ) bảo quản trong chai màu vàng hay tránh ánh sáng có thể giữ màu lâu, nhưng nếu dầu gấc có pha dầu lạc dù dầu lạc đã trung tính thì rất chóng mất màu, hiện chưa rõ nguyên nhân.
B. Hạt gấc có tác dụng gì ?
Hạt gấc: Chỉ mới thấy dùng trong nhân dân chưa có cơ sở nghiên cứu khoa học. Theo các sách cổ hạt gấc vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi độc, vào 2 kinh can và đại tràng. Có tác dụng chữa mụn nhọt, tiêu thũng, dùng trong những trường hợp ngã, bị thương, sang độc, phụ nữ sưng vú, hậu môn sung thũng.
Dầu gấc: Được sử dụng từ năm 1942. Dùng trong những trường hợp cần đến vitamin A hay caroten: Bệnh chậm lớn của trẻ em, biến chứng về mắt ( khô mắt, quáng gà ), chữa các vết loét, triệu chứng của sức kém chống đỡ bệnh tật của cơ thể, làm cho mau lên da non, trong những vết bỏng, vết thương. Nhu cầu về vitamin A đối vói cơ thể người lớn là 1 – 2 mg một ngày, trẻ con đang tuổi lớn 3,6 – 4,8 mg; lúc có thai và đang nuôi con 3 mg. Nếu dùng caroten, số lượng phải dùng gấp 2 có lẽ vì một số bị cơ thể tích trữ.
Dùng trong với liều 5 giọt một lần, ngày 2 lần trước 2 bữa ăn chính, có thể dùng tới 20 giọt. Đối với trẻ em, dùng 5 đến 10 giọt 1 ngày.
Dùng ngoài dưới hình thức thuốc mỡ có 5 đến 10% dầu gấc; có thể dùng dưới hình thức dầu nguyên chất để bôi bỏng.