Loài hoa có hình đôi môi kì lạ khiến biết bao con tim thổn thức.
Được biết “đôi môi quyến rũ” ấy chính là của loài Palicourea elata (Sw.) Hammel ( trước đây là Psychotria elata ), đồng nghĩa Callicocca elata (Sw.) J.F.Gmel.; Cephaelis costaricensis Schltdl.; Cephaelis phoenicia Donn.Sm. Đây là một loài thực vật có hoa trong họ Thiến thảo. Loài này được (Sw.) Hammel miêu tả khoa học lần đầu tiên năm 1991. Cây thường được gọi với cái tên là hot lips ( Đôi môi khêu gợi ) nhờ vào những chiếc lá bắc màu đỏ chót và có hình dáng đặc biệt của hoa, labios de puta ( Tiếng anh nghe khá thô thiển là b**ch lips ). Được biết đây là loài cây nhiệt đới có phân bố rộng trong các khu rừng mưa từ Trung đến Nam Mỹ ở các quốc gia như Mexico, Costa Rica, Ecuador, Panama và Colombia. Palicourea elata cực kì nhạy cảm với thời tiết. Hiện loài này đang nằm trong danh sách bị đe dọa do bị khai thác quá mức nhờ những lợi ích cho sức khỏe mà nó mang lại. Dưới đây là hình ảnh loài hoa có hình đôi môi kì lạ cho bạn đọc tham khảo.
Nhiều người đã so sánh loài hoa môi mọng với kiểu chu môi đặc trưng gây ấn tượng mạnh trước công chúng đóng mác Mick Jagger – cựu thủ lĩnh ban nhạc huyền thoại Rolling Stones.
Mick Jagger là thủ lĩnh của ban nhạc Rolling Stones. Ông nổi tiếng trên khắp thế giới không chỉ bởi tài năng mà còn bởi cái bĩu môi đặc biệt luôn gây ấn tượng mạnh cho công chúng. Theo một số nguồn tin không chính thống khác, Mick Jagger từng ngủ với 4.000 phụ nữ, trong đó có cả nữ diễn viên nổi tiếng Angelina Jolie. Và có vẻ như loài cây này cũng là một fan ruột của người nghệ sĩ nhạc Rock nổi tiếng thì phải !!.
Lưu ý: Bài viết có tham khảo trên wikipedia và một số trang web khác nên thông tin có thể chưa chính xác. Mong bạn đọc thông cảm.
Đặc điểm loài hoa có hình đôi môi lạ hoắc
P. elata có thẻ được mô tả như là một dạng cây bụi thuộc họ Cà phê hay Thiến thảo hoặc Cỏ ngỗng Rubiaceae. Họ Rubiaceae thường có đặc điểm là có lá mọc đối, luôn có lá kèm với nhiều hình dạng khác nhau. Các loài thuộc họ này thường là loại cây gỗ, cây bụi hoặc nửa bụi, đôi khi là cây thân thảo hay dây leo. P. elata thường được tìm thấy trong tầng dưới tán của các khu vực rừng mưa nhiệt đới. Loài cây này có thể phát triển cao từ 1 đến 3 mét, đôi khi đạt tới 4 mét.
Sự đặc biệt nhất của P. elata nằm ở những chiếc lá bắc biến đổi màu đỏ chót không tì vết. Trước khi hoa thật nở, cặp lá bắc trông giống như một đôi môi gợi cảm như muốn hôn. Hoa của P. elata nở từ tháng 12 đến tháng 3 với hình dáng là những bông hoa nhỏ hình ngôi sao. P. elata là một phần của chi Palicoura, giống như nhiều loài thực vật thuộc chi này, hoa không tỏa ra mùi hương. Do không thể dựa vào mùi hương, loài cây này chỉ dựa vào hình dạng hoa đặc biệt của nó để thu hút các loài đến thụ phấn, chẳng hạn như bướm và các loài chim ruồi. Sau khi thụ phấn và thụ tinh xảy ra, P. elata cho quả mọng màu đen hoặc xanh đậm. Những quả mọng này sau đó được chim mang đi khắp nơi; một cơ chế phổ biến mà thực vật thuộc chi Palicoura sử dụng.
Dược tính
Một trong những hoạt chất hoạt động chính trong Palicourea Elota được tìm thấy có tên là Strictosidine.
Theo Wikipedia, Strictosidine là sản phẩm được được tạo thành bởi sự ngưng tụ của phản ứng Pictet – Spengler giữa tryptamine với secologanin có sự tham gia xúc tác của enzyme strictosidine synthase. Hàng ngàn dẫn xuất của Strictosidine thường được quy vào các phân đoạn mở rộng của monoterpene indole alkaloid. Strictosidine được biết là dạng phân tử cơ bản của nhiều chất chuyển hóa có giá trị trong dược học như quinine, camptothecin, ajmalicine, serpentine, vinblastine và vincristine.
Con đường sinh tổng hợp giúp xác định các phân nhóm của các dẫn xuất Strictosidine.
Sử dụng phương pháp quang trắc phổ NMR, người ta thấy rằng hợp chất này trải qua nhiều lần dịch chuyển hóa học ( chemical shift – Sự lệch tần số cộng hưởng từ hạt nhân so với tần số của hạt nhân ở trạng thái tự do ) thường làm thay đổi cấu trúc hóa học phân tử. Carvahlo Junior cho rằng những dịch chuyển hóa học này có chức năng như tiền chất cho các con đường sinh tổng hợp khác nhau nhằm tạo ra các hợp chất quan trọng về mặt y tế.
Cây cũng được cho là có đặc tính kháng khuẩn cũng như đặc tính chống viêm. Một số loài trong chi Palicouria được biết là có chứa những hợp chất gây ảo giác mạnh, phổ biến nhất là Dimethyltryptamine hay DMT, Rick Strassman đặt tên cho nó “phân tử của thần linh”. Và cũng chính nhờ đặc điểm này khiến chi Palicouria được sử dụng phổ biến trong các cộng đồng dân tộc bản địa cho các mục đích lễ nghi và chữa bệnh.
Tình trạng bảo tồn
Đúng là hồng nhan bạc phận, P. elata đang dần trở nên nguy cấp do nạn phá rừng mất kiểm soát trong khu vực bản địa của loài. Đốt rừng làm đất trồng trọt, chăn nuôi và lâm tặc đang khiến cho sự sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp của rừng bị suy giảm nghiêm trọng. Cần lưu ý rằng do vẻ ngoài trông như đang hôn của “hoa” nên đây được ví như một món quà đặc biệt cho ngày Valentine dẫn đến hiện tượng cây bị gặt hái số lượng lớn đến mức báo động. Vì là một loại cây bụi dưới tán cây dựa vào bóng mát mà cây lớn nhô ra cung cấp, nên khi các loài cây lớn bị khai thác sẽ dẫn đến kích thước quần thể giảm nhanh và giảm mạnh do khai thác quá mức, biến đổi khí hậu và mất môi trường sống. Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên, hay IUCN, đã báo cáo rằng một phần mười của tất cả các loài Palicourea được coi là đang bị bị đe dọa. Mặc dù vậy, tình trạng các loài có nguy cơ tuyệt chủng vẫn chưa thể hoàn thiện vì chủ yếu chỉ chiếm các loài ở Ecuador, trong khi rấy nhiều loài khác trong chi Palicourea vẫn đang tồn tại bên ngoài lãnh thổ. Nhưng nếu nguy cơ bị đe dọa vẫn giống phần còn lại trong phạm vi bản địa, P. elata và khả năng rộng là một phần lớn các loài trong chi của nó, có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất.
Sử dụng loài hoa có hình đôi môi kì lạ
Vỏ và lá của P. elata thường được sử dụng làm thuốc dân gian để chữa đau tai, ho và kích ứng da hoặc phát ban. Người Guna có nguồn gốc từ Panama và Colombia thường xuyên sử dụng loài hoa này để điều trị chứng khó thở. Tại các cộng đồng Nicaragua, tất cả các bộ phận của cây đều được sử dụng để loại bỏ các tác dụng phụ khi bị rắn cắn.