Loài cây biết khiêu vũ khiến bạn ngỡ ngàng liệu trong giới thực vật còn sở hữu những khả năng thú vị nào nữa.
Nhân vật chính của hôm nay được xướng tên chính là loài Codariocalyx motorius (Houtt.) H. Ohashi, còn được biết đến với các tên gọi phổ biến như telegraph plant, dancing plant ( cây khiêu vũ ), hoặc semaphore plant ( cây truyền tin thị giác ), là một loại cây bụi nhiệt đới châu Á thuộc họ Đậu Fabaceae, và cũng là một trong số ít cây có khả năng di chuyển nhanh; những loài khác bao gồm Mimosa pudica ( cây xấu hổ ) và venus flytrap ( bắt ruồi Venus ). Tên Tiếng Việt của loài là thóc lép lá quay, đậu lá quay. Dưới đây là hình ảnh loài cây biết khiêu vũ cho bạn đọc tham khảo.
Lưu ý: Bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn nên một số nội dung có thể không chính xác. Mong bạn đọc góp ý và sửa lỗi để shop có thể cải thiện bài viết hơn nữa trong tương lai.
Codariocalyx motorius có phân bố rộng trên khắp Bangladesh, Bhutan, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Pakistan, Sri Lanka, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam. Loài thậm chí có thể được tìm thấy trên Quần đảo Société, một chuỗi các đảo xa xôi ở Nam Thái Bình Dương. Hoa nhỏ, màu tím.
Được biết, chi Codariocalyx là một chi thực vật có hoa thuộc họ Đậu Fabaceae, trong phân họ Đậu Faboideae. Chi này cùng với chi Thóc lép Desmodium đang được đem ra tranh luận gay gắt về việc chúng là 2 chi riêng biệt hay nên xếp vào cùng một chi.
Đặc điểm loài cây biết khiêu vũ
Về đặc điểm, C. motorius là cây bụi đứng, phân nhánh; cao tới 1,5m; cành hình trụ, có góc, không lông, lá có 1 – 3 lá chét thuôn hay hình ngọn giáo thuôn, hai lá chét dưới rất hẹp, còn lá chét ở giữa lớn nhất; dài 5,5 – 10cm; rộng 1 – 2,5cm; màu lục tro và có lông sát ở mặt dưới; lá kèm dễ rụng để lại một cái sẹo hình vòng. Chùm hoa đơn hay thành chùy ở nách lá hay ở ngọn; lá bắc lợp, dễ rụng. Hoa màu trắng hồng, đài dạng dấu chia 4 thùy; nhị 1 bó; đầu có lông. Quả có mép trên nguyên, mép dưới khía ra, hơi cong, chia 8 đốt. Cây ra hoa từ tháng 8 – 11.
Cơ chế di chuyển
Như vừa tìm hiểu, loài cây này có các lá chét bên nhỏ khác biệt hẳn với lá chét lớn ở giữa, và chúng di chuyển với tốc độ vừa đủ để có thể nhận biết bằng mắt thường. Đây có thể là một chiến lược sinh tồn để tối đa hóa lượng ánh sáng thu được bằng cách di chuyển theo ánh mặt trời ( tracking the sun ). Mỗi chiếc lá đều có một khớp ( hinge ) cho phép nó di chuyển tới hướng để nhận được nhiều ánh sáng mặt trời hơn, nhưng vì trọng lượng của những chiếc lá chét lớn ở giữa nên để di chuyển chúng đồng nghĩa với việc cây sẽ phải hảo tổn rất nhiều năng lượng. Do vậy để tối ưu hóa chuyển động, mỗi lá lớn sẽ có hai lá chét nhỏ ở gốc, chúng di chuyển liên tục theo đường elip, lấy mẫu cường độ ánh sáng mặt trời ( intensity of sunlight ) và hướng chiếc lá chét lớn đến vùng có cường độ mạnh nhất. Một giả thuyết khác đề xuất rằng cách thức chuyển động như vậy của C. motorius nhằm mục đích ngăn chặn những các loài sâu hại tiềm năng. Bằng chứng đưa ra để nhận định cho giả thuyết này rằng những chuyển động đó có thể là một hình thức bắt chước điệu bộ của bướm để ngăn chặn việc bướm đẻ trứng trên lá cây.
Thông tin thêm
Bộ phận dùng: Cành lá – Ramulus Codariocalycis Motorii.
Phân bố ở nước ta: Cây mọc rộng rãi khắp nước ta, từ Bắc vào các tỉnh Tây Nguyên đến Bà Rịa – Vũng Tàu và An Giang.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, cay, có tác dụng khử ứ sinh tân, thư cân hoạt lạc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Trung Quốc, cây được dùng làm thuốc trị phong thấp đau xương, đòn ngã, gãy xương.
Comments are closed.