June Plum (Ambarella – Spondias dulcis) hay còn gọi là cóc Thái, là một loài cây thân mộc, giống ăn quả nhiệt đới, dễ trồng, tỷ lệ ra bông đậu quả cao, cho quả liên tục quanh năm, cây ít sâu bệnh. Đây cũng là cây ưa nắng, có thể trồng nơi nhiều ánh sáng hay nơi có ánh nắng một phần, cây đủ ánh nắng sẽ cho quả nhiều hơn. Cây ra quả sau khoảng thời gian từ 3 – 5 tháng trồng. Cây trưởng thành cao 1,5 – 5 mét, tán 1 – 3 mét. Chính vì đặc điểm này mà cây có thể trồng chậu trong nhà phố và được rất nhiều người ưa chuộng. Quả chua và giòn, nhiều vitamin có thể ăn ngay hoặc dầm chua cay, xay lấy nước làm sinh tố. Lá cóc Thái có vị chua dùng làm rau sạch, lá cây cóc thường được dùng trong các món gỏi cuốn của dân Nam bộ, các món cuốn trứ danh sẽ không thể nổi tiếng nếu thiếu vị của lá cây này.
1. Tiêu chuẩn chọn giống
Cây cóc Thái có thể trồng bằng hạt sau khi ăn quả chín nhưng cây sẽ lâu cho quả, các bạn nên chọn cây giống chiết cành hay ghép cành cây sẽ ra hoa ra quả sau 3 – 5 tháng chăm sóc.
2. Thời vụ và mật độ trồng
Cóc được trồng quanh năm nhưng tốt nhất là vào đầu mùa mưa. Tuy nhiên, nếu trồng với lượng ít ta có thể trồng vào nhiều thời vụ khác nhau, miễn là phải tránh thời điểm nắng nóng và rét đậm và sau khi trồng phải cung cấp đủ nước tưới cho cây. Tùy độ màu mỡ của đất mà có thể trồng với khoảng cách 7 – 9 mét (hình vuông hay hình nanh sấu), hoặc 6,5 – 7 mét. Vùng đất cao có thể trồng thưa hơn vì tuổi thọ lâu, cây cho tán lớn. Nhìn chung, cóc thường được khuyến cáo trồng với khoảng cách 9 – 15m.
3. Làm đất và đào hố trồng
Đất trồng: Tuy cây thích hợp với nhiều loại đất khác nhau và dễ thích nghi nhưng nếu bạn trồng chậu nên dùng phân giun quế cây sẽ đủ dinh dưỡng và phát triển nhanh hơn. Đất cần tơi xốp và thoát nước.
Chậu trồng: chậu trồng cây cóc tại nhà nên chọn chậu có kích thước miệng chậu từ 35 – 40 cm, cao từ 30 – 50 cm để cây cóc Thái có thể sinh trưởng lâu dài cho nhiều cành nhánh và cho nhiều quả. Khi đào hố, lớp đất mặt được để riêng một bên, bón lót mỗi hố 50kg phân chuồng đã ủ hoai mục, 1,5 – 2kg super lân. Trộn đều phân với lớp đất mặt, cho xuống 3/4 hố. Sau đó lấp đầy hố bằng lớp đất phía dưới, để giúp cho rễ cây phát triển thuận lợi ở giai đoạn đầu, cải thiện độ phì của lớp đất đáy hố tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt.
4. Phân bón lót
Trước khi trồng cần phải làm cho đất tơi xốp, bón lót phân chuồng, vôi, lân. Khoảng 1,5 – 2 tháng sau khi trồng cóc Thái vào chậu, rễ cây ra nhiều cần phải thêm đất vào mặt chậu lớp từ 2 – 3 cm, và rải thêm muỗng cà phê nhỏ phân hạt NPK hay DAP vào xung quanh gốc cây rồi tưới đẫm nước. Sau mỗi đợt hái quả nên bón thêm lớp đất mặt và phân hạt như hướng dẫn trên.
5. Kỹ thuật trồng
Khi đào hố, lớp đất mặt được để riêng một bên, bón lót mỗi hố 50 kg phân chuồng đã ủ hoai mục, 1,5 – 2 kg super lân. Trộn đều phân với lớp đất mặt, cho xuống 3/4 hố. Sau đó lấp đầy hố bằng lớp đất phía dưới, để giúp cho rễ cây phát triển thuận lợi ở giai đoạn đầu, cải thiện độ phì của lớp đất đáy hố tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt.
6. Kỹ thuật chăm sóc
- Kỹ thuật chăm sóc định kỳ
Cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Cây cóc Thái trồng trong chậu cần tưới nước chậm để nước vào chậu đủ ngấm xuống dưới bộ rễ cây. Bạn nên tưới nước vào buổi sáng, nếu trời nắng gắt có thể tưới thêm vào buổi chiều.
Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh, … để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1 – 2 và vụ thu tháng 8 – 9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2 – 3 lần, phơi khô cỏ sau đó ủ lại xung quanh gốc cây.
- Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình
Để hạn chế chiều cao và giúp cây ra nhiều trái hơn, bạn nên cắt ngọn thường xuyên. Vào mùa xuân, bạn có thể tỉa, cắt trụi cành và nhánh nhỏ của cây để cây có thể phát triển mạnh hơn vào mùa hè.
- Kỹ thuật bón phân
Giai đoạn cây tơ: Hàng năm nên bón từ 20 – 40g phân NPK 16-16-8 và khoảng 20g phân urê/cây, chia ra làm 2 lần bón vào đầu và cuối mùa mưa. Ngoài ra, nên bón bổ sung từ 1 – 3kg phân KOMIX chuyên dùng cho cây ăn trái để bổ sung chất hữu cơ cho đất giúp cây cóc Thái phát triển ổn định.
Giai đoạn cây trưởng thành: Bón tối thiểu từ 2 – 5kg/cây loại phân NPK 16-16-8 và từ 3 – 4kg phân KOMIX, chia đều 2 lần bón vào đầu mùa mưa và vào tháng 9 – 10 dương lịch. Sau những năm trúng mùa cần tăng lượng phân bón để hồi sức cho cây.
- Phòng trừ sâu bệnh
Bệnh thán thư: Bệnh làm thối đen hoa, rụng hoa, thối đen trên quả. Dùng Benlat C hoặc Score 250EC phun từ khi hoa nở đến 2 tháng sau với 1 lần/tuần, sau đó 1 lần/tháng.
Bệnh phấn trắng: Xâm nhiễm và gây hại lá, hoa, quả đặc biệt là hoa và chùm hoa. Dùng Rhidomila MZ 72WP, Anvil 5SC.
Bệnh muội đen: Do bài tiết của rệp, dùng: Basa 50EC, Trebon 2,5EC và có thể phun các loại thuốc trừ nấm có gốc đồng.
Bệnh cháy lá: Bệnh phát triển trong mùa mưa, gây hại chủ yếu trên lá. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ lá bệnh, phun thuốc Rhidomil MZ 72WP, Kasumin 2L.
Sâu đục thân, cành: Dùng bẫy đèn bắt sâu trưởng thành, tiêm vào lỗ những loại thuốc có tính xông hơi mạnh hoặc nội hấp như: Actara 25WG, Padan 95SP, bịt lỗ bằng đất sét để diệt sâu non.
Rầy xanh: Rầy tiết dịch gây bệnh mùa nóng, làm cóc Thái kém phát riển. Thời gian hại mạnh từ tháng 10 năm trước đến tháng 6 năm sau. Dùng Basa 50EC, Trebon 2,5EC.
Ruồi đục quả: Ruồi đục vào quả lúc vỏ quả già, đẻ trứng dưới lớp vỏ, sâu non ăn thịt quả gây thối, rụng quả. Dùng Sherpa 25EC, Lục Sơn 0,26DD, Padan 95SP.
- Thu hoạch và bảo quản
Khi thu hái quả cóc Thái nên dùng kéo hay dao cắt hết quả trong chùm. Sau đó cắt thu bớt nhánh cây đã cho quả để dưỡng sức cho cây cóc ra đợt quả mới.