Kèo nèo còn có tên gọi khác là cù nèo, là loại cây và cũng là loại rau phổ biến ở khu vực Nam Bộ. Hôm nay nhà vườn Hải Đăng sẽ giới thiệu cùng bạn tìm hiểu qua xem công dụng và cách trồng loại cây trông lạ mà quen này nhé.
1. Kèo nèo (cù nèo) là cây gì ?
Cây kèo nèo có nhiều tên gọi khác nhau như cây cù nèo, tai tượng hay nê thảo, là loại cây mọc nhiều ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Loại cây này có lá hướng thẳng lên, cuống lá dài, phiến lá có hình dạng thay đổi từ dạng thuôn dài đến dạng rộng, phần đỉnh lá nhọn, ở phía đáy mỏng hơn đỉnh, màu xanh sáng, mép lá hơi quăn và rìa lá gợn sóng.
Kèo nèo có hình dáng khá giống với cây lục bình nhưng khác ở chỗ là rễ cây bám vào đất chứ không trôi trên sông như lục bình.
2. Công dụng của cây kèo nèo
Kèo nèo có rất nhiều công dụng khác nhau trong nấu ăn và chữa bệnh, cụ thể là:
Làm rau ăn lẩu, nấu canh, hoặc luộc, xào mỡ đều được.
Theo báo VnExpress, kèo nèo có tác dụng chữa di tinh mộng tinh, ra nhiều khí hư, viêm tiết niệu, đi tiểu buốt, tiểu khó và các chứng liên quan đến thấp nhiệt do kèo nèo có tính mát, tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, nhuận tràng, tiêu viêm.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý, không nên dùng kèo nèo mọc ở những nơi nước đọng hoặc ô nhiễm để làm thức ăn hay làm thuốc nhé. Bởi loại cây này có khả năng hấp thụ kim loại nặng đấy.
3. Những bài thuốc được dùng từ cây kèo nèo
- Kèo nèo là nguyên liệu của nhiều bài thuốc hay, dưới đây là một vài bài thuốc từ kèo nèo mà Nhà vườn Hải Đăng gửi đến cho bạn đọc:
- Chữa di tinh mộng tinh: Dùng 50 – 100g kèo nèo tươi dưới dạng sắc uống.
- Chữa phụ nữ nóng nhiệt ra nhiều khí hư: 50g kèo nèo tươi và 20g lá trinh nữ hoàng cung, sắc nước uống 2 – 3 lần mỗi ngày.
- Chữa viêm tiết niệu: Dùng 50g kèo nèo và 50g mã đề sắc uống từ 2 – 3 lần mỗi ngày.
- Chữa sỏi thận tiết niệu: Dùng 100g bẹ kèo nèo non cùng 100g rau đắng và 50g rau ngổ sắc uống từ 1 – 2 mỗi ngày và nhớ dùng đều đặn.
4. Món ngon từ cây kèo nèo
Kèo nèo sau khi hái về, để ăn được, bạn cần chọn lấy phần nõn, sau đó đem đi rửa sạch và để cho ráo hết nước.
- Kèo nèo luộc: Là món ăn đơn giản, có thể dùng thêm nước tương hoặc nước mắm để tăng thêm hương vị cho món ăn.
- Gỏi kèo nèo: Có đủ vị chua, ngọt, cay hòa quyện một cách hài hòa.
- Kèo nèo xào tỏi: Vị thơm của tỏi cùng chút vị đắng nhẫn của kèo nèo hòa cùng nhau tạo nên món ăn ngon miệng.
- Kèo nèo muối chua: Có vị chua chua mặn mặn, ăn hoài không ngán.
- Canh cá bông lau với kèo nèo: Canh có chút vị đắng nhẫn từ kèo nèo hòa quyện cùng vị chua ngọt của lá giang và thịt cá béo mềm tạo nên một món ăn tuyệt hảo.
5. Nhân giống kèo nèo bằng cách gieo hạt
Chuẩn bị đất thịt cho vào chậu không có lỗ thoát nước, cho nước vào trộn đất với nước thành dạng sệt hơi bùn nhão, để nắng chậu 1 – 2 ngày, sau đó gieo hạt giống kèo nèo lên bề mặt đất. Ta cứ giữ ẩm sền sệt đất liên tục từ 15 – 20 ngày sau gieo là hạt sẽ bắt đầu nảy mầm. Lưu ý không cho quá nhiều nước khiến hạt nổi không thể bám vào đất. Khi cây bắt đầu cao 15 – 20 cm thì bắt đầu tách chậu và cấy vào nước với độ sâu 20 cm từ mặt đất lên mặt nước.
Sau 1 tháng sau trồng sẽ cho thu hoạch lứa đầu tiên. Lưu ý không được để cây bị khô hạn, có thể bón trùn quế hoặc phân hữu cơ hoai mục.
Nguồn: Kèo nèo (cù nèo) là gì ? Công dụng của cây kèo nèo (cù nèo) ?. Tác giả: Phúc – bachhoaxanh.com