Trồng cây đu đủ đơn giản và hiệu quả dành cho những ai mới chập chững vào “nghề”. Đọc ngay và chia sẻ ngay cho nhiều người khác cùng biết nhé.
1. Môi trường tốt nhất để trồng đu đủ
Cây đu đủ sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ấm và ẩm, lượng mưa vào khoảng 100mm/tháng, không bị che bóng mát. Đu đủ rất nhạy cảm với nhiệt độ và ẩm độ, khi gặp nhiệt độ cao ( 30 – 35oC ) hoặc ẩm độ cao, lượng mưa nhiều ( tức 250 – 300 mm/tháng ) cây sẽ sinh trưởng kém, không hoặc ít đậu trái.
Đất trồng đu đủ phải không hoặc ít phèn. Tốt nhất là pH từ 5,5 – 6,5. Đất tơi xốp, dễ thoát nước. Nếu có lên mương líp, nên giữ mực nước trong mương với độ sâu 50 – 60 cm cách mặt líp. Nếu thiếu nước mùa nắng, hoa sẽ ít đậu trái và trái non sẽ rụng nhiều. Tuy nhiên, nếu quá nhiều nước thì rễ, lá sẽ bị hư hại nhiều, cây phát triển chậm, yếu. Ngoài ra cây đu đủ không chịu đựng được gió to.
2. Thời vụ trồng thích hợp
Đu đủ ra quả quanh năm, nhưng vẫn phải chọn thời điểm trồng hợp lý. Tuy từng vùng miền mà ta sẽ có thời gian bắt đầu khác nhau sao cho sớm thu hoạch được những quả đu đủ có chất lượng tốt nhất.
- Miền Bắc: vụ Xuân vào tháng 2 – 4 hoặc vụ Thu về cuối mùa mưa ( Tháng 9 – 10 ).
- Miền Trung: vụ Xuân sớm vào tháng 12 – 1, vụ Hè Thu thích hợp nhất là vào tháng 5 – 6. Khoảng cách trồng giữa các cây trong một hàng tối thiểu từ 1,8 – 2m; hàng cách hàng tối thiểu 2 – 3m. Vậy tính ra sẽ được 1500 – 2600 cây/ha.
- Miền nam: Vào đầu mùa mưa ( Tháng 4 – 5 ) là hợp lý nhất.
3. Chọn giống
Để cho ra những gốc cây đu đủ phát triển nhanh và khỏe mạnh thì bạn nên tuyển chọn những hạt giống được chắt lọc từ những trái lớn và chín mọng, sạch sâu bệnh và phải đủ độ già trên cây. Lưu ý là chỉ lấy những hạt đen ở giữa trái thả vào nước, loại những hạt nổi và chỉ dùng những hạt chìm làm giống.
Xử lý hạt theo tiêu chuẩn: Những hạt đem làm giống có thể ngâm xâm xấp nước 1 – 2 ngày đêm trong chậu men. Sau đó đãi sạch chất keo, chất nhớt bọc ngoài hạt, tiến hành loại bỏ vỏ lụa bên ngoài hạt, đem phơi trong mát và cất giữ ở nơi khô ráo. Trước khi đem gieo cần xử lý hạt, sử dụng dung dịch Tốp-xin 1% để khử sạch mầm bệnh, tiếp theo ngâm hạt trong Natri cacbonat 1% trong 4 – 5 tiếng đồng hồ. Sau đó rửa sạch rồi ngâm trong chế phẩm sinh học kích thích nảy mầm khoảng từ 40 – 60 phút. Cuối cùng là mang hạt ra phơi nắng để thúc mầm, khi hạt đã nứt nanh mới thì đem gieo để cây mọc đều và nhanh.
4. Ươm cây con
– Nếu gieo hạt trong bầu thì dùng với tỉ lệ 12 x 7, đổ đầy bầu với đất phù sa hay thịt nhẹ đã trộn với phân truồng hoai mục ( với tỉ lệ 2 đất 1 phân ). Mỗi túi có thể gieo hai đến ba hạt để tránh hao đất nếu có hột ít nảy mầm và hạn chế được sâu bệnh phá hoại trên diện rộng. Ấn nhẹ hạt vào trong bầu và phủ ít đất mịn lên trên. Sau đó thực hiện tưới nước giữ ẩm, làm thường xuyên mỗi ngày 1 lần.
– Nếu gieo hạt trên luống thì đất luống phải được làm kỹ, trộn đều 5 – 10kg phân hữu cơ hoai mục; 0,15 – 0,2kg supe lân; 0,3 – 0,5kg vôi trên một m2 đất. Tiến hành gieo hạt theo lỗ, mỗi lỗ cách nhau 5 – 10cm và cũng nên áp dụng 2 – 3 hạt, gieo hạt ở độ sâu 0,6 – 1m. Phủ lên một lớp rơm rạ để tránh cỏ dại mọc và tưới ẩm thường xuyên cho đủ độ ẩm. Khi cây con mọc thì tưới ít hơn, cây có 2 – 4 lá thì 2 ngày tưới 1 lần. Và khi cây cao khoảng 4 -6cm ( 4 – 5 cặp lá ) thì có thể cấy vào bầu để đạt được tỉ lệ sống cao.
Lời kết
Đến đây là xong bài viết cách trồng cây đu đủ rồi các bạn ạ, cảm ơn đã theo dõi hết bài viết kinh nghiệm này nhé. Chúc các bạn thành công.