Rượu cau là một loại thuốc được lưu truyền trong dân gian cực kì hiệu quả trong việc sử dụng để chữa các bệnh về răng và lợi. Thử nhìn lại một chút, ăn trầu cau là một nét văn hóa của Việt Nam, các cụ ngày xưa thường rất thích nhai trẩu cau, vì nhai thường xuyên mà răng thường bị đen lại nhưng răng các cụ ta lại cực kì chắc khỏe. Càng ngày thì nét văn hóa nhai trầu càng ít phổ biến nhưng lợi ích của cau thì vẫn được truyền tụng và được tiếp tục khai thác nhờ vào việc ngâm rượu cau.
Lại bàn về Rượu cau, quả cau có vị chát, cay, tính ẩm, được nghiên cứu là có chứa nhiều chất có tính diệt khuẩn, thanh trùng, chính vì thế quả cau cũng được sử dụng trong việc trị giun sán, làm cho giun sán không bám được vào thành ruột. Rượu có nồng độ cồn cao, có tính sát khuẩn. Khi kết hợp với quả cau sẽ làm gia tăng tính diệt khuẩn, đặc biệt tốt trong việc trị sâu răng, làm răng chắc khỏe. Cách làm tại nhà cực kì đơn giản, chỉ cần bỏ chút thời gian, bạn sẽ có được một bình rượu cau tích trữ trong nhà, giúp cả gia đình trị sâu răng, viêm răng, viêm lợi, giúp răng săn chắc.
- Bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách làm rượu hạt cau đơn giản tại nhà từ hạt cau tươi và hạt cau khô
- Cách dùng hạt cau tươi ngâm rượu: Bổ trái cau làm tư, tách lấy hạt cau, cho vào bình đã đựng sẵn rượu, để cau không bị thâm đen, nếu bổ hạt cau ra mà không ngâm rượu ngay, miếng cau sẽ thâm nhìn không đẹp mắt.
Cách dùng hạt cau khô ngâm rượu: Hạt cau sau khi tách vỏ đem phơi khô khoảng 2 tháng đem vào sao vàng hạ thổ rồi đỏ rượu vào ngâm. Nếu dùng hạt cau già ngâm rượu thì không phải phơi qua nắng. Bạn chỉ cần sao vàng hạ thổ sau đó đỏ vào bình rượu ngâm, thành phẩm rượu hạt cau được sử dụng sau 2 tháng
Hạt cau ngâm rượu có tác dụng gì đối với bệnh răng miệng:
- Rượu Hạt Cau làm chắc răng, đặc biệt tốt đối với người cao tuổi, người bị chấn thương vùng răng
- Rượu hạt cau trị sưng nhức, giảm đau do viêm răng, viêm lợi, . Đặc biệt tốt với người kiêng dùng kháng sinh ( phụ nữ trong thời kỳ mang thai và sau sinh ). Tuy nhiên, với trường hợp viêm tủy chúng ta nên can tiệp bằng tây y
- Rượu hạt cau chống phù nề, nhiễm trùng, giảm đau, đặc biệt tốt với người vừa nhổ răng
Chúng tôi chuyên cung cấp quả cau tươi, hạt cau khô, rượu hạt cau nguyên chất, cam kết chất lượng sản phẩm và giá cả hợp lý.
- Vì sao lại chọn chúng tôi?
- – Sản phẩm của chúng tôi luôn đảm bảo vì chúng tôi là nơi chuyên thu hái và sản xuất dược liệu thành phẩm
- – Giá thành phải chăng và không qua 1 khâu trung gian nào
- – Giao hàng nhanh nhất
- Liên hệ chúng tôi nếu bạn cần hỗ trợ hay tư vấn về sản phẩm
- Hotline: 0966446329
- Email: vuonhaidang@gmail.com
- Website: https://caycanhhaidang.com/
Tìm hiểu về cây cau, quả cau, hạt cau
Cau có tên khác là binh lang, tân lang, người Tày gọi là mạy làng, tên K’Ho là pơ lạng, thuộc họ Cau. Arecaceae. Đó là loại cây trồng phổ biến ở nhiều nơi, nhất là vùng nông thôn, để lấy quả ăn trầu và các bộ phận khác làm thuốc.
– Hạt cau: Có vị đắng, chát, tính ôn, có tác dụng diệt trùng, tiêu tích, hành khí, lợi tiểu. Tẩy giun sán: Hạt cau khô (6-8g) thái nhỏ, sắc với 2 bát rượu, lấy 1 bát, uống làm 2-3 lần trong ngày. Chữa kiết lỵ, viêm ruột: Hạt cau khô (0,5-4g) sắc uống. Chữa khó tiêu, bụng đầy trướng: Hạt cau (10g), sơn tra (10g), sắc uống làm hai lần trong ngày.
Dùng ngoài, bột hạt cau rắc làm thuốc cầm máu.
Chủ trị và liều dùng:
Hạt cau khô thường dùng làm thuốc chữa giun sán cho súc vật như chó với liều 4g. Nếu dùng arecolin bromhydrat người ta dùng liều 0,5-1mg. Trị sốt rét( phối hợp với thường sơn 12g). Dùng chữa sán cho người phối hợp với hạt bí ngô. Làm thuốc giúp sự tiêu hoá, chữa viêm ruột, lỵ. Dùng hạt cau khô, mỗi ngày 0,5-4g. Chữa trẻ con chốc đầu. Mài hạt cau khô thành bột phơi khô hoà với dầu mà bôi. Cần theo dõi vì có độc
Nhân dân dùng cau khô phối hợp với thường sơn, thảo quả chữa sốt rét trong đơn thuốc ” thường sơn triệt ngược”
Đơn thuốc kinh nghiệm:
Chữa trẻ con chốc đầu: Mài hạt cau thành bột phơi khô hòa với dầu mà bôi
– Thuốc trị sán: do xét nghiệm thấy nước sắc hạt Cau có tác dụng làm tê liệt sán nhưng chỉ mạnh đối với đầu con sán (trái lại hạt Bí rợ có tác dụng chủ yếu làm tê khúc đuôi) cho nên có bài thuốc sau đây: Sáng lúc bụng đói ăn 40 – 100g hạt bí rợ (bỏ vỏ). Hai giờ sau uống nước sắc hạt Cau (trẻ em trên 10 tuổi 30g, phụ nữ 50 – 60g, người lớn 80g, cho liều hạt cau trên đây đun với 300 ml nước. Đun cho cạn còn 250 ml. Nhỏ dung dịch gelatin 2,5% vào cho đến khi kết tủa (để loại chất chát). Gạn lọc, đun cạn cho còn 150 – 200ml). Nửa giờ sau khi uống hạt cau, uống một liều thuốc tẩy (Magie sunfat 30g). Nằm nghỉ, đợi thật buồn đi ngoài, ỉa vào một chậu nước ấm, nhúng cả mông vào.