Câu kỷ tử tác dụng ít người biết. Bài viết dưới đây sẽ mở rộng thêm cho bạn.
Được biết câu kỷ tử hay câu khởi, khởi tử, địa cốt tử ( tên khoa học Lycium barbarum L. var. sinense Ait. ) là một cây thuốc quý thuộc họ Cà Solanaceae. Loài này được L. mô tả khoa học đầu tiên năm 1753. Dưới đây là hình ảnh câu kỳ tử cho bạn đọc tham khảo.
Đặc điểm cây
Cây khởi tử là một loại cây nhỏ; dạng cây bụi; cao 0,5 – 1,5m cành nhỏ, thỉnh thoảng có xuất hiện gai ngắn mọc ở kẽ lá, dài 5cm. Lá mọc so le một số mọc vòng tại một điểm. Cuống lá ngắn 2 – 6mm. Phiến lá hình mũi mác, đầu lá và phía cuống của lá đều hẹp, hơi nhọn, dài khoảng 2 – 6cm; rộng 0,62 – 5cm, mép lá nguyên. Hoa nhỏ mọc đơn độc ở kẽ lá hoặc một số hoa mọc tụ lại. Cánh hoa màu tím đỏ. Đài hoa nhẵn, hình chuông, có từ 3 – 4 thùy hình trái xoan nhọn, xẻ đến tận giữa ống. Tràng màu tím đỏ, hình phễu, chia 5 thùy hình trái xoan tù, có lông ở mép. Nhị 5, phần chỉ nhị hình chỉ đính ở đỉnh của ống tràng, và dài hơn tràng. Bầu 2 ô, vòi nhụy nhẵn dài bằng nhụy, đầu nhụy chẻ đôi. Quả mọng hình trứng dài 0,5 – 2cm; đường kính 4 – 8mm. Khi quả chín có màu đỏ sẫm hoặc vàng đỏ. Hạt câu kỷ tử nhiều, hình thận, dẹt; dài 2 – 2,5mm. Mùa hoa dài từ tháng 6 – 9, mùa quả tháng 7 – 10.
Câu kỷ tử có tác dụng gì ?
Trích “NHỮNG CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC VIỆT NAM” CỦA GS.TS Đỗ Tất Lợi.
Khởi tử được coi là một vị thuốc bổ toàn thân, dùng trong các bệnh đái đường (phối hợp với các vị thuốc khác), ho lao, viêm phổi, mệt nhọc, gầy yếu, bổ tinh khí, giữ cho người trẻ lâu.
Liều dùng: 6-15g dưới dạng thuốc sắc hoặc rượu thuốc.
Theo tài liệu cổ, khởi tử có vị ngọt, tính bình, vào 3 kinh phế, can và thận. Có tác dụng bổ can thận, nhuận phế táo, mạnh gân cốt. Dùng chữa chân tay yếu mỏi, mắt mờ, di mộng tinh.
Đơn thuốc có khởi tử
1. Rượu khởi tử: Khởi tử 600g, rượu (35-40°) 2 lít. Giã nhỏ khởi tử. Cho rượu vào ngâm trong 2 tuần lễ trở lên. Lọc lấy rượu mà uống. Ngày uống 1-2 cốc con làm thuốc bổ.
2. Đơn thuốc bổ chữa di tinh: Khởi tử 6g, sinh khương 2g, nhục thong dong 2g, nước 600ml. Sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày.
3. Hữu quy hoàn: Thục địa 32g, Sơn dược sao 16g, Sơn thù 12g, Câu kỷ tử 16g, Đỗ trọng (tẩm gừng sao) 16g, Thỏ ty tử 16g, Thục Phụ tử 8 – 14g, Nhục quế 8 – 16g, Đương quy 12g, Lộc giác giao 16g.
Chú thích
Ngoài quả khởi tử ra, cây khởi tử còn cho các vị thuốc sau đây:
1. Lá khởi tử ( rau củ khởi ) nấu canh với thịt để chữa cho ho, sốt.
2. Vỏ cây khởi tử tức địa cốt bì – Cortex Lycii sinensis là vỏ rễ phơi hay sấy khô.
Đào rễ vào mùa xuân và mùa thu (từ tháng 10 đến tháng 3-4) rửa sạch đất cát, bóc lấy vỏ phơi hay sấy khô. Muốn cho đẹp, làm như sau: Rễ đào về rửa sạch cắt thành từng đoạn 6-10cm, dùng dao rạch cho đến gỗ, cho vào đồ, vỏ sẽ long ra khỏi gỗ, lấy ra bóc phơi hay sấy khô.
Thành phần hóa học: Theo Bộ dược học viện nghiên cứu y học Bắc Kinh 1958, trong địa cốt bì có 0,08% ancalioid, 1,7% saponin không có phản ứng anthraglucosid và tanin. Công dụng và liều dùng: Lá và vỏ rễ khởi tử có tác dụng chữa ho, sốt và sốt do ho.
Liều dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc.
Theo tài liệu cổ, địa cốt bì có vị ngọt, tính hàn, vào 4 kinh phế, can, thận và tam tiêu. Có tác dụng lương huyết tả hỏa, thanh phế nhiệt, trừ cốt chưng. Dùng chữa ho ra máu, phiền nhiệt tiêu khát, lao nhiệt ra mồ hôi, nhức xương. Người doanh phận không có nhiệt, tỳ vị hư hàn không dùng được.
Một số đơn thuốc có vị kỷ tử trong nhân dân
1. Trị mắt đỏ, mắt sinh mộc thịt
Câu kỷ tử đem giã nát lấy nước, điểm 3 – 4 lần vào khóe mắt vô cùng hiệu nghiệm
2. Trị mặt nám, da mặt sần sùi
Câu kỷ tử lấy 10 cân, Sinh địa 3 cân, cho tất cả đi tán bột, uống 1 muỗng với rượu nóng, ngày uống 3 lần, càng uống lâu da càng đẹp.
3. Trị chảy nước mắt do Can hư
Câu kỷ tử 960g bọc trong túi lụa ngâm trong rượu, đậy thật kín, được 21 ngày sau thì lấy ra uống
4. Trị can thận âm hư, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, mắt mờ, hoa mắt, hoặc đau rít sáp trong mắt
Câu kỷ tử, Cúc hoa mỗi thứ 12g, Thục địa 16g, Sơn dược mỗi thứ lấy ra 8g, Phục linh, Đơn bì, Câu kỷ tử mỗi thứ 6g. Tán bột trộn làm viên. Mỗi lần uống 12g ngày chia 2 lần, với nước muối nhạt
5. Trị gan viêm mạn tính, gan xơ do âm hư:
Bắc sa sâm 12g, Mạch môn 12g, Đương qui 12g, Kỷ tử trong khoảng 12 – 24g, Sinh địa 24 – 40g, Xuyên luyện tử 6g. Cho hết đi sắc nước uống
6. Trị nam giới sinh lý yếu
Mỗi tối nhai khoảng 15g Câu kỷ tử, liên tục trong 1 tháng, thường sau khi tinh dịch trở lại bình thường, uống thêm 1 tháng. Trong thời gian uống thuốc, kiêng kị phòng dục. Đã trị 42 ca, sau 1 liệu trình, hồi phục về bình thường 23 ca, sau 2 tháng bình thường 10 ca, có 6 ca không có kết quả vì không có tinh trùng, 3 ca không thấy kết quả, theo dõi sau 2 năm, tinh dịch trở lại bình thường, 3 ca đã có con ( Đông Đức Vệ và cộng sự, ‘Kỷ Tử Trị vô sinh Nam Giới’, Tân Trung Tạp Chí 1987, 2: 92 )
7. Trị thận hư, tinh thiếu, lưng đau, vùng thắt lưng đau mỏi:
Câu kỷ tử, Hoàng tinh, 2 vị lấy bằng nhau, tán bột, luyện mật làm viên, mỗi lần 12g, ngày uống 2 lần với nước nóng.