Cây sâm cau hay cồ nốc lan, Tiên Mao, Ngải cau, nam sáng ton, soọng ca, thài léng ( danh pháp khoa học Curculigo orchioides gaertn ) là loài thực vật có hoa thuộc họ Sâm cau Hypoxidaceae. Loài này được Gaertn. miêu tả khoa học laand đầu tiên năm 1788. Nó là loài bản địa Trung Quốc, Nhật Bản, tiểu lục địa Ấn Độ, Papuasia, Micronesia, bán đảo Đông Dương.
Công dụng của cây sâm cau
1. Theo Đông y
Một số vùng dân tộc ít người ở nước ta dùng rễ cây này làm thuốc bổ nên mới gọi là sâm, rồi vì lá giống lá cau nên mới có tên là sâm cau. Theo Đông y, sâm cau có vị cay, tính ấm, có độc; vào 3 kinh Thận, Can và Tỳ. Có tác dụng làm ấm thận ( ôn thận ), mạnh gân cốt ( tráng gân cốt ), trừ hàn thấp. Chủ trị liệt dương, yếu sinh lý, tinh lạnh, tiểu tiện không cầm được, băng lậu, ngực bụng lạnh. Tại Ấn Độ, rễ cây này cũng được coi là một vị thuốc bổ. Ngoài ra người ta còn dùng chữa ho, trĩ, vàng da, đi ỉa lỏng, đau bụng, lậu. Dùng ngoài giã nát đắp lên nơi ghẻ, lở loét.
Uống trong: Mỗi ngày uống 6 – 12g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
Một số bài thuốc có sử dụng sâm cau:
- Dùng để bồi bổ: Sâu cau thái lát, cửu chưng cửu sái, hàng ngày dùng 5g, hãm nước sôi như pha trà uống trong ngày. Có tác dụng giúp tinh thần tỉnh táo, mạnh gân cốt, đen râu tóc.
- Chữa phong thấp, lưng lạnh đau, thần kinh suy nhược, liệt dương: Sâm cau thái mỏng, sao vàng 1kg, rượu trắng 10 lít; ngâm trong vòng 7 ngày hoặc hơn; mỗi ngày uống 2 lần (vào trước 2 bữa ăn chính), mỗi lần 1 ly nhỏ (chừng 25-30ml).
2. Theo y học hiện đại
Theo y học hiện đại, tiên mao có tác dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao khả năng thích nghi của cơ thể trong điều kiện thiếu Ôxy; giúp trấn tĩnh trung khu thần kinh; có tác dụng như hormone sinh dục nam ( thí nghiệm tiêm cồn thuốc cho chuột cống đã bị cắt 2 tinh hoàn, với liều 10g/kg, thấy trọng lượng của túi tinh tăng lên rõ ràng ).
1 số tác dụng điển hình:
- Tác dụng trị bệnh liệt dương do tinh khí lạnh, yếu sinh lý.
- Tác dụng bổ thận tráng dương, kiện gân cốt, cố tinh.
- Tác dụng bồi bổ sức khỏe.
- Tác dụng tăng cường hoạt động phòng the, tăng cường khả năng tình dục cho cả nam và nữ.
Cách dùng và liều dùng:
- Mỗi ngày dùng 10g, dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
- Khi dùng để chữa chứng đau nhức do hàn thấp thì dùng sống ( không sao tẩm ).
- Khi dùng để chữa liệt dương do thận hư, tiểu tiện nhiều lần hoặc són tiểu, thì tẩm rượu sao để tăng cường tác dụng bổ dương.
Cách ngâm rượu sâm cau
1. Ngâm sâm cau khô
Cần chuẩn bị:
- Sâm cau thái mỏng, sao vàng : 1 kg
- Rượu trắng: 8 – 10 lít
- Ngâm trong thời gian 1 tuần trở lên là có thể dùng được
Có thể ngâm chung với ba kích và dâm dương hoắc với tỷ lệ: 1 kg sâm cau ngâm với 0.5 kg ba kích và 0.5 kg dâm dương hoắc để tăng hiệu quả chữa bệnh của rượu sâm cau
Trong dân gian, khi ngâm rượu chim bìm bịp với tắc kè, người ta thường cho thêm cả sâm cau để tăng thêm hiệu lực tác dụng.
2. Ngâm cây sâm cau tươi
Sâm cau tươi vừa được đào về. Bình ngâm rượu sâm cau tươi nguyên củ nhìn rất đẹp và bắt mắt. Nếu dùng để tiếp đãi khách quý, hoặc làm quà biếu thì đây sẽ là món quà vô cùng tuyệt vời.
Cách ngâm rượu sâm cau tươi
- Sâm cau tươi:……. 1 kg
- Rượu trắng:……… 3 lít
⇒ Ngâm trong thời gian 10 ngày trở lên.
3. Cách dùng
Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ trước bữa ăn.
Chú ý, kiêng kỵ :
- Sâm cau là vị thuốc có tính táo nhiệt, dễ làm thương âm, nên những ngày thời tiết quá nóng và những người “âm hư hỏa vượng” không nên sử dụng.
- Người “âm hư hỏa vượng” thường có những biểu hiện: Họng khô miệng háo, đầu choáng mắt hoa, gò má đỏ ửng hoặc sốt cơn về buổi chiều, lòng bàn chân bàn tay nóng, phiền táo, mất ngủ, mồ hôi trộm, đại tiện táo; chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít; mạch tế sác (nhỏ nhanh).