Hạt đậu rồng chấm dứt đau dạ dày chỉ trong 2 tuần – Thực hư thế nào ?.
Được biết đây là một mẹo ( tip ) không mới nhưng lại được rất nhiều người mách nhau trước một căn bệnh được coi là căn bệnh thời hiện đại, rất hay gặp ở bất kì giới tính và lứa tuổi nào, bệnh lý đau dạ dày. Nghe qua thì thấy tip trên cũng khá đơn giản với nguồn nguyên liệu phải nói là cực kì dễ kiếm. Nhưng liệu đó có phải là cách thức tuyệt vời và là phương pháp mà bất kì ai cũng muốn theo đuổi để thoát khỏi căn bệnh “khó chịu” này. Mời bạn đọc cùng nhà vườn Hải Đăng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Lần lọc nội dung gần nhất: 6/2/2021.
>>>> Click ngay: Cây xăng sê chữa đau dạ dày
Sơ qua về đậu rồng
Đậu rồng hay đậu khế, tên Tiếng anh là dragon bean, goa bean, four-angled bean, four-cornered bean, manila bean, princess bean ( đậu bà hoàng ), cigarrillas ( đậu gà ), asparagus bean ( đậu măng tây ) ( danh pháp khoa học Psophocarpus tetragonolobus (L.) DC. ) là một loài cây thuộc họ Đậu Fabaceae; nguồn gốc của loài rất có thể là ở New Guinea.
P. tetragonolobus có thấy mọc nhiều ở các nước xích đạo ( equatorial countries ) nóng ẩm thuộc Nam và Đông Nam Á. Tuy phổ biến ở Đông Nam Á và Papua New Guinea là vậy, đậu rồng vẫn chỉ được trồng ở quy mô nhỏ.
Đậu rồng rất giàu dinh dưỡng và tất cả các bộ phận của cây đều có thể chế biến thành các món ăn ngon và bổ dưỡng; lá được sử dụng làm rau ăn, hoa có thể được sử dụng làm salad, củ được đem đi ăn sống hoặc nấu chín và cả hạt có thể được tận dụng theo cách tương tự như khi áp dụng với đậu nành ( soybean ).
Đậu rồng tuy không được sử dụng nhiều nhưng nhờ vào giá trị dinh dưỡng cao, rất có khả năng đây sẽ trở thành loài cây lương thực đa công dụng chính ở vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh.
a. Đặc điểm
Đậu rồng là một cây leo thân thảo, sống lâu năm nhờ có củ to dưới đất, nhưng vẫn có thể được trồng hàng năm, chiều cao vào khoảng 3 – 4 m, cao hơn và lớn hơn đáng kể so với các loài đậu phổ biến khác. Thân cây màu xanh lục, đôi khi có màu tím. Lá chét 3; hình dạng phiến lá thay đổi từ hình trứng đến hình chữ nhật, hình trứng – mũi mác, hình mũi mác hay hình mũi mác dài; thậm chí tông màu xanh của lá cũng không có sự đồng nhất. Hoa mọc thành chùm ở nách lá, mỗi chùm có từ 3 – 6 hoa màu xanh nhạt. Vỏ quả thường dài từ 15 – 22 cm, có bốn cánh, mép khía răng kiểu diềm ( frilly ), màu sắc đa dạng từ vàng, xanh lục, màu kem đếm hồng hoặc tím; có thể nhẵn hoặc thô tuy thuộc vào kiểu gen ( genotype ), bên trong có thể chứa đến 20 hạt. Khi quả chín hoàn toàn, phần vỏ sẽ chuyển dần sang màu nâu tro và tách ra để giải phóng hạt. Bản thân hạt đậu rồng cũng một chín một mười với đậu nành cả về công dụng và hàm lượng dinh dưỡng ( từ 29,8% đến 39% protein ). Hạt có thể có màu trắng, màu kem hoặc nâu sẫm, tùy thuộc vào điều kiện trồng trọt và bảo quản, có thể nặng đến 3 gram.
b. Giá trị dinh dưỡng
Toàn bộ cây đậu rồng đều có thể dùng để ăn được. Lá, hoa, rễ củ và vỏ quả có thể ăn sống hoặc nấu chín; vỏ có thể được ăn được ngay cả khi còn sống và chưa chín hoàn toàn; hạt có thể ăn được sau khi nấu chín, sấy khô hoặc đem rang. Theo tìm hiểu, mỗi bộ phận của cây này đều chứa vitamin A, vitamin C, canxi và sắt, cùng các thành phần dinh dưỡng khác. Nhất là phần vỏ mềm, phần được ăn nhiều nhất của cây, đặc biệt hiệu quả khi ăn trước khi chúng đạt chiều dài vượt quá 2,5 cm. Đậu rồng cho thu hoạch sau 3 tháng kể từ thời điểm đem gieo. Hoa của cây được sử dụng để tạo màu cho gạo và bánh ngọt ( pastry ). Phần rễ củ có chứa khoảng 20% protein; hơn hẳn nhiều loại rau ăn củ ( root vegetables ) khác. Lá và hoa cũng chứa nhiều protein ( 10 – 15% ). Tỷ lệ protein tương đối cao khiến đậu rồng được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc ( FAO ) xếp vào loại cây lương thực rẻ tiền nhưng cực kì bổ dưỡng.
Giá trị dinh dưỡng trên mỗi 100 gram ( 3,5 oz ) | ||
Năng lượng | 1,711 kJ ( 409 kcal ) | |
Carbohydrat | 41,7 gram | |
– chất xơ | 25,9 gram | |
Chất béo | 16,3 gram | |
– bão hòa | 2,3 gram | |
– không bão hòa đơn | 6 gram | |
– không bão hòa đa | 4,3 gram | |
Protein | 29,65 gram | |
Vitamin | Hàm lượng | %DV ( Daily Value – Giá trị hằng ngày ) |
– Thiamine ( B1 ) | 1,03 mg | 90 % |
– Riboflavin ( B2 ) | 0,45 mg | 38 % |
– Niacin ( B3 ) | 3,09 mg | 21 % |
– Axit Pantothenic ( B5 ) | 0,795 mg | 16 % |
– Vitamin B6 | 0,175 mg | 13 % |
– Folate ( B9 ) | 45 μg | 11 % |
Khoáng chất | Hàm lượng | %DV |
Canxi | 440 mg | 44 % |
Sắt | 13,44 mg | 103 % |
Magiê | 179 mg | 50 % |
Mangan | 3,721 mg | 177 % |
Photpho | 451 mg | 64 % |
Kali | 977 mg | 21% |
Natri | 38 mg | 3 % |
Kẽm | 4,48 mg | 47 % |
†Tỷ lệ phần trăm được ước tính gần đúng theo khuyến nghị của Hoa Kỳ dành cho người lớn. Nguồn: USDA FoodData Central |
Hạt chứa khoảng 35% protein và 18% chất béo; nhưng cần phải được nấu chín kỹ từ hai đến ba giờ trước khi ăn để phá hủy hết các chất ức chế trypsin ( trypsin inhibitors ) và hemagglutinin có tác dụng gây ức chế tiêu hóa.
Ở Việt Nam, đậu rồng là loại rau quen thuộc trong thực đơn hàng ngày, các món chay chế biến từ loài cây này cũng rất dễ thực hiện và thơm ngon. Cụ thể, đậu rồng thường được ăn kèm với các loại mắm, cá kho, thịt kho, … như một loại rau ghém trong bữa cơm, hay được dùng làm gỏi với mùi vị rất đặc biệt.
>>>>> Có thể bạn muốn xem: Cây bao tử trị dứt cơn đau bao tử trong 1 -2 tuần
Thực hư câu chuyện hạt đậu rồng chữa khỏi đau dạ dày
a. Cách thức sử dụng
♠ Cách làm 1: Chữa đau dạ dày bằng hạt đậu rồng khô.
Trong trường hợp bạn vẫn còn trẻ, răng vẫn còn chắc khỏe, thì có thể tìm lấy các loại hạt đậu rồng đã già, sau đó bạn đem rang với muối hạt to đến khi nào vàng thơm là được. Vào mỗi buổi sáng khi vừa thức dậy, tiến hành nhai 1 thìa cà phê khoảng 10 hạt đậu rồng, nhai thật kỹ rồi nuốt.
♠ Cách làm 2:
Cách này dành cho những người răng yếu. Cũng tương tự như cách trên, bạn đem hạt đậu rồng đi rang lên rồi sau đó nghiền thành bột mịn. Sau đó mỗi buổi sáng ăn 1 thìa cà phê bột đậu rồng, nhai kỹ rồi nuốt.
Vì là phương thuốc với nguyên liệu tự nhiên 100%, không chứa tân dược giảm đau nên rất hiệu quả đối với bệnh nhân mẫn cảm với thuốc. Tuy nhiên nếu muốn khỏi bệnh thì cần kiên trì nhai trong khoảng 2 – 3 tuần liên tục để thấy công hiệu. Sau đó nghỉ vài ngày rồi lại tiếp tục nhằm chấm dứt triệu chứng bệnh.
b. Ý kiến của chuyên gia
Hiện chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào chứng minh rằng hạt đậu rồng thực sự có tác dụng chữa đau dạ dày. Do vậy phương pháp nhai bột hạt đậu rồng được đề cập ở trên hay với cách thức khác là uống bột đậu rồng với mật ong đều là những phương pháp được truyền miệng trong dân gian mà không có bằng chứng khoa học cụ thể. Đó là chưa kể đến trong quá trình chế biến nếu chưa làm chín kỹ, chưa loại bỏ được hết các protein tương tác với emzym tiêu hóa gây ức chế sẽ gây cho người bệnh tình trạng đầy bụng, khó tiêu, thực sư không hề tốt với những người đau dạ dày vốn đã có hệ tiêu hóa yếu.
Chưa cần kể đến hạt đậu rồng, dân gian cũng có truyền miệng về việc ăn quả đậu rồng giúp chữa đau dạ dày. Thực tế, cũng chưa có một cơ sở khoa học nào chứng minh điều đó.
Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị, chế độ ăn uống hợp lí nhất là với những thực phẩm nào mà giàu vitamin A, B, folate, canxi, sắt, kẽm, magiê thì cần phải được tăng cường trong khẩu phần ăn để cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin, khoáng chất và giảm bớt các triệu chứng liên quan đến bệnh lý viêm loét dạ dày – tá tràng. Và vì lý do trên, quả đậu rồng non được coi là một lựa chọn tốt trong việc làm phong phú thêm thực đơn hàng ngày vốn đã phải kiêng khem nhiều thứ của người mắc chứng đau dạ dày. Tốt nhất chế biến quả thành các món xào hoặc luộc để ăn, không nên ăn quả sống.
>>>> Đừng bỏ qua: Lá khôi tía thần dược chữa dạ dày