1, Đặc điểm cây củ mài
Cây củ mài mọc hoang ở khắp những vùng rừng núi nước ta. Trước đây, giữa các vụ thu hoạch nhân dân vẫn đi đào củ mài để ăn chống đói. Nhiều nhất tại các tỉnh Hà Bắc, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Hiện nay ta đã bắt đầu trồng củ mài để chế hoài sơn vì nếu chỉ trông vào cây mọc hoang thì công đi tìm đào rất cao.
2, Kỹ thuật trồng cây củ mài ( hoài sơn )
Trước khi đào củ, thu nhặt “dái củ” đem về để trong nhà, phơi hơi khô khô rồi để ở góc nhà hoặc để vào hố, hầm. Trải một lần cát hơi ẩm ( cát nhỏ ) xen kẽ với một lớp dái củ cao 7 – 10 cm và cứ thế xếp nhiều tầng, tầng trên cùng phủ rơm rạ và kiểm tra thường xuyên đảm bảo độ ẩm nhất định, đồng thời ngăn ngừa chuột. Nếu ở những vùng mùa đông tương đối ấm áp, “dái củ” có thể để ở hòm gỗ hoặc hộp giấy; nhưng cần chú ý thông hơi, tránh mốc, thối.
Thời vụ trồng ở Miền Nam vào tháng 3, miền Bắc tháng 4, khi nhiệt độ đất trên 13°C mới trồng. Giống là đầu củ giữ năm trước hoặc cây con ươm bằng “dái củ”năm trước. Trên luống cứ cách 27 – 33 cm xẻ một rãnh, mỗi luống 4 rãnh, sâu 7 cm, sau đó đặt nằm đầu củ hoặc cây con vào rãnh. Chú ý đặt mầm đều ngả về một hướng, mỗi mầm cách nhau 23 – 27 cm. Sau đó bón phân, mỗi mẫu bón 1.600 kg phân bắc, cuối cùng phủ đất lên.
Trồng hoài sơn có thể trồng theo hàng đơn, hai là trồng theo hàng kép. Hàng đơn tức là ở giữa rãnh cứ cách 13 cm đặt một cây con hoặc một ‘đầu củ” rồi phủ đất lên. Hàng kép tức là ở rãnh cứ cách 17 cm và đặt nghiêng hai hàng, hai đầu của hai mầm cách nhau 7 cm hai đuôi của chúng thành hình chữ “bát” rồi phủ đất lên.
Ở miền Bắc mưa ít nên sau khi trồng nên tưới ngay để cây dễ mọc mầm, sau này mưa nhiều hay ít mà bố trí tưới cho thích hợp, với nguyên tắc đừng để cho đất quá khô, và mỗi lần tưới nước nên xem tình hình cây mọc; tưới nước không nên ngập cây, như vậy cây sẽ mọc đều và khoẻ. Ở miền Nam vì lượng mưa nhiều, nếu không hạn quá không tưới, nhưng sau lập thu, củ mài phát triển mạnh, về độ lớn của củ, nếu thấy khô nứt nẻ thì cần tưới nước kịp thời mới có thể đảm bảo thu hoạch tốt. Cắm cọc cho dây leo: Sau khi cây đã mọc được 33 cm, mỗi cây cắm một cọc, cọc dài khoảng 2 m và tụm đầu trên của bốn cọc gần nhau ở hai hàng lại để chống gió làm đổ. Đồng thời đem quấn dây vào cọc, như vậy có thể tăng sản lượng của từng cây một.
Cùng với việc cắm cọc cần làm cỏ đợt một, làm cỏ với độ sâu khoảng 3 cm, giữa các hàng có thể dùng cuốc, nhưng giữa các cây không dùng cuốc để tránh tổn thương cho cây, nếu có cỏ thì dùng tay mà nhổ. Đợt làm cỏ lần thứ hai vào trung hạ tuần tháng 6, đợt tư cuối tháng 7 đầu tháng 8, cách làm cũng như đợt 1. Nhưng cần chú ý khi làm cỏ không làm gãy cây, nếu thấy dây bò ra đất thì đem quấn ngay lên cọc. Những cây chưa có cọc, trước khi cây bò lan ra đất, nếu thấy có cỏ thì nhổ đi, sau đó không phải làm cỏ nữa.