Cách chăm sóc và phòng bệnh cho gia súc
Trong ngành chăn nuôi nói chung và gia súc nói riêng là động vật dễ mẫn cảm với các loại bệnh như: Viêm phổi, suyễn, bỏ ăn, bệnh dại, tiêu chảy,… Vì thế, bà con chăn nuôi phải trang bị cho đàn vật nuôi của mình bằng những kiến thức cần thiết về các loại bệnh này để có cách chữa trị kịp thời. Và dưới đây là một số bệnh thường gặp ở lợn (heo) và cách chữa trị bằng cây thuốc nam quanh nhà
Bệnh tiêu hóa
Lợn rừng cũng hay mắc phải một số bệnh như ỉa chảy ở lợn con bú mẹ, ghẻ nở, bệnh phổi “ thở rốc”, bệnh phù nề, dịch tai xanh…. Các bệnh này thường chỉ xuất hiện ở lợn con và dưới 20 kg. Lợn trưởng thành rất ít khi mắc bệnh. Lợn con bú mẹ tỷ lệ bị ỉa phân trắng từ 70 – 90 %.
Khi phát hiện lợn con ỉa phân trắng bà con cần kiểm tra ngay nguồn thức ăn có phải là nguyên nhân không, đồng thời tiêm hoặc cho lợn uống thuốc theo chỉ dẫn của cán bộ thú y và người bán thuốc. Lợn con ỉa phân trắng không chữa trị kịp thời tỷ lệ chết từ 5 – 20%. Lợn con đã tách mẹ thỉnh thoảng bị đi ỉa chảy bà con không cần phải cho uống thuốc do bộ phận tiêu hoá của lợn ở giai đoạn này đã phát triển nên chúng chỉ bị 1 – 2 hôm rồi lại tự khỏi. Nói chung khi lợn con đã tách mẹ ( tự ăn được) thì bệnh đi ỉa không còn là vấn đề đáng lo ngại nữa.
Ngoài ra, sử dụng các cây thuốc nam làm thức ăn cho lợn để phòng chống các bệnh đường ruột gồm:
+ Cây chè khổng lồ.
+ Cây hoa tím (cây tiểu cô nương).
+ Cây nhọ nồi.
+ Cây thèn đen (cây phèn đen).
+ Cây khổ sâm.
Cách sử dụng cây thuốc nam:
– Đối với lợn con:
+ Mới sinh ra chưa biết ăn hoặc ốm nếu bị tiêu chảy ta sử dụng 5 búp lá ổi, 1 ít lá khổ sâm, 1 ít lá phèn đen, 1 ít lá nhọ nồi và 1 chén nước giã lấy nước cho lợn con uống trực tiếp hoặc đun lấy nước cho lợn con uống.
+ Nếu lợn con đã biết ăn thì cho lợn con ăn trực tiếp lá ổi, lá khổ sâm, phèn đen và lá nhọ nồi nhưng chủ yếu là lá ổi.
– Đối với lợn mẹ: Khi có dấu hiệu bị tiêu chảy nên cho lợn ăn trực tiếp các cây thuốc nam trên.
Bệnh ghẻ lở
Thường do chuồng trại không đảm bảo vệ sinh hoặc trong những ngày mưa nhiều kéo dài đặc biệt là mùa Xuân ở phía Bắc. Bệnh này xuất hiện ở tất cả đàn lợn, biểu hiện của bệnh này là da mốc, nứt nẻ, lông dụng, lợn ngứa hay lấy chân gãi hoặc cọ vào tường. Khi thấy triệu chứng trên cần tiêm hoặc bôi thuốc ngay, tốt nhất là tiêm vì hiệu quả cao hơn. Liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì mỗi loại thuốc. Nhìn chung khi lợn mắc phải bệnh này nếu phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì khả năng khỏi bệnh là 100% và là loại bệnh không quá phải lo ngại.
Ngoài ra, sử dụng các cây thuốc nam để tắm rửa cho lợn để phòng chống các ghẻ lở ở gia súcLá bàng:
– Lấy lá non hoặc bánh tẻ; lá càng non càng nhiều nhựa nên mới tốt (không dùng lá già)
– Số lượng lá tùy vào vết thương nhiều hay ít. Ví dụ trường hợp lở miệng do nhiệt thì mỗi lần chỉ cần 1 nắm to.
Đun nước lá:
– Cho lá bàng vào nồi, đun sôi rồi để lửa nhỏ khoảng nửa giờ cho các chất trong lá ra hết vào nước.
– Bỏ lá. Lấy một nửa nước mới nấu cho vào phích để giữ nóng, chỗ nước còn lại chờ ấm thì ngâm hoặc dội vào vết thương.
– Ngâm nước lá khi sờ tay vào nước thấy ấm.
– Nước nguội thì cho thêm chỗ nước đã giữ ấm trong phích vào dần dần để vết lở loét luôn được ngâm trong nước ấm.
– Sau khi ngâm thấm bằng khăn sạch hoặc để tự khô (tuyệt đối không rửa vết thương bằng nước khác) rồi bôi thuốc cần thiết tùy vào bệnh hoặc thuốc do bác sĩ kê đơn (ví dụ xanh metilen, thuốc mỡ kháng sinh v.v…).
– Trong những ngày ngâm nước lá bàng, vùng da đó sẽ bị vàng nhưng chớ lo lắng vì khi khỏi bệnh rồi thì theo thời gian da sẽ trở lại như bình thường
Bệnh phổi “ Thở dốc”
Nguyên nhân của loại bệnh này là do thời tiết thay đổi, chuồng trại ẩm thấp, không đảm bảo vệ sinh. Đây là loại bệnh tương đối nguy hiểm và có cơ chế truyền nhiễm.Vì vậy, nếu phát hiện lợn bị bệnh tốt nhất là cách li ngay và tiêm thuốc.
Triệu chứng là lợn bỏ ăn, lông xù, chậm chạp và thở dốc, bệnh phát triển rất nhanh, sáng cho ăn vẫn bình thường nhưng có thể đến trưa triệu chứng của bệnh đã rõ, bệnh thường xuất hiện ở loại từ 10 – 25kg. Nếu chữa trị kịp thời thì khả năng khỏi bệnh là 95%, không chữa trị hoặc chữa trị không kịp thời (Để 2 – 3 ngày sau mới tiêm) thì khả năng tử vong là 70%. Đây là loại bệnh đáng lo ngại, bà con cần phải hết sức lưu tâm.
Ngoài ra, sử dụng các cây thuốc nam quanh nhà chữa bệnh ho hen suyễn cho lợn
– Dành dành (10g) + lá bạc hà (6g) + cam thảo (5g) + lúa chùm mễ (1 bông)
– Lá khuynh diệp (50g)
Bệnh phù nề
Cũng thường xuất hiện ở lợn từ 10 – 25 kg. Nguyên nhân do chuồng trại ẩm thấp, không vệ sinh, nguồn thức ăn thay đổi đột ngột, lợn vận chuyển lâu ngày qua các vùng địa lý khác nhau. Triệu chứng của bệnh là mắt đỏ rồi sưng vành mi mắt, sưng đầu, đi loạng choạng, lao đầu về phía trước. Đây là bệnh cực kỳ nguy hiểm, khi bị mắc bệnh này thì khả năng chữa khỏi bệnh gần như là không thể. Nên áp dụng các biện pháp để phòng ngừa là giải pháp tối ưu.
Cách ly những con bệnh ra khỏi đàn, tiêu độc sát trùng chuồng nuôi bằng Vimekon: 10g/2 lít nước phun hằng ngày vào chuồng. Dùng kháng sinh tiêm liên tục 3 – 5 ngày; Vimefloro F.D.P: 1ml/5 – 10kg thể trọng/ngày; Hoặc Genta – Colenro: 1ml/10kg thể trọng/ngày. Truyền dịch: để làm loãng độc tố, tăng cường giải độc. Đối với những con còn lại: dùng kháng sinh uống liên tục 3-5 ngày; Aralis: 1ml/5-10kg thể trọng/ngày; Hoặc Vime – Apracin: 10g/30kg thể trọng/ngày. Tăng sức đề kháng, chống mất nước: Vime – C Electrolyte: 1g/4 lít nước cho uống tự do….
Bệnh Phó Thương hàn
Bệnh phó thương hàn là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Samolella Choleraesuis gây ra. Lợn ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, phổ biến là lợn con từ cai sữa đến 4 tháng tuổi, ít khi xảy ra ở lợn đến 6 tháng tuổi. Vi khuẩn gây bệnh có khả năng tồn tại ngoài môi trường, nếu lợn gặp phải điều kiện bất lợi gây stress như thời tiết thay đổi, lúc cai sữa cho lợn con, vận chuyển lợn đi xa, nhập đàn, thay đổi thức ăn một cách đột ngột, thức ăn bị nấm mốc, do ký sinh trùng,…lúc này vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể lợn lây qua đường tiêu hóa. Ngoài ra lợn nái mang thai có thể truyền bệnh cho bào thai.
– Lá lốt (50g) + lá xoài (20g)
– Lá ngãi cứu (30g) + lá sả (50g)
Trị bệnh
– Xuyên tâm liên (16g) + kim ngân (12g) + trắc bá diệp (16g) + ngãi cứu (12g)
– Lá lốt (20g) + lá móng (16g) + lá sả (30g) + lá thông (16g)
– Lá sen cạn (20g) + cây chó đẻ (50g) + lá tràm (20g) + tô mộc (12g)
– Kinh giới (12g) + táo (5 trái) + quế chi (10g) + gừng sống (10g)
Bệnh Tụ huyết trùng
Bệnh do vi khuẩn gram âm, Pasteurella multocida có dạng cầu trực trùng gây nên. Vi khuẩn xâm nhập vào lợn sẽ gây chứng tụ huyết, xuất huyết ở những vùng đặc biệt trên cơ thể và sau cùng là xâm nhập vào máu gây bại huyết toàn thân. Bệnh tụ huyết trùng là bệnh truyền nhiễm có thể phát bệnh rải rác hoặc thành dịch tại các địa phương. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi trong vòng đời của lợn, phổ biến nhất là lợn trong thời kỳ vỗ béo 3 – 6 tháng tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm, khi điều kiện thời tiết thay đổi đặc biệt là vào vụ đông xuân khi độ ẩm cao, mưa phùn gió bấc, chuồng trại ẩm thấp…
Phòng bệnh
– Kim ngân (20g) + mã đề (50g)
– Diếp cá (100g) + rau ngót (50g)
Tri bệnh
– Cỏ mực (16g) + xuyên tâm liên (16g) + tang bạch bì (12g) + lá kim giao (12g) + quyển bá xanh lục (16g) + ý dĩ (12g)
– Tỏi (50g) + cam thảo (30g)