Cây lưỡi hổ đang rất được ưa chuộng và thường được trồng trang trí nhiều cho không gian nội thất; cây không những mang giá trị thẩm mỹ mà còn đem đến nhiều ý nghĩa phong thủy cho gia chủ.
1. Nhiệt độ
Yếu tố nhiệt độ rất quan trọng khi trồng cây lưỡi hổ nội thất, vì vậy khi trồng lưỡi hổ bạn nên lưu ý vấn đề này để cây được phát triển tốt nhất.
2. Ánh sáng
Khi trồng cây lưỡi hổ nội thất, cây thường không được tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp như trồng ban công, sân thượng, sân vườn,…Vì vậy, nên lựa chọn vị trí có nhiều ánh sáng chiếu vào để đặt cây.
1 tuần nên cho cây ra phơi nơi có ánh sáng mặt trời ít nhất 1 lần; lưu ý thời gian phơi cây tầm 2 tiếng và phơi vào buổi sáng sớm. Điều này sẽ giúp cây quang hợp và sinh trưởng tốt nhất.
3. Lượng nước tưới
Lưỡi hổ có khả năng chịu hạn tốt nhưng không vì vậy mà để đất quá khô, tuy vậy cũng cần phải đảm bảo đất có khả năng thoát nước tốt. Cần kiểm tra độ ẩm trước khi tưới nước, không nên tưới quá nhiều nước một lúc, thường sẽ tưới 1 tuần từ 1 đến 2 lần tùy vào thời tiết. Vào mùa mưa thời thiết lạnh chỉ cần tưới 1 tháng 1 lần.
4. Bón phân
Nên bổ sung phân NPK cho cây mỗi tháng 1 lần; cần tránh bón phân vào mùa lạnh hoặc khi thời tiết quá nóng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Lượng phân bón vừa phải (khoảng 3 muỗng cafe), tránh tưới quá nhiều gây ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.
5. Thời gian thay chậu
Chú ý thường xuyên kiểm tra và tiến hành thay chậu vào mùa xuân và tiến hành tách cây khi rễ đã đầy chậu. Việc thay chậu rất cần thiết khi trồng cây nội thất, bởi sau một thời gian, chậu sẽ không đáp ứng được sự phát triển của cây.
Ngoài ra, chậu cây trồng nội thất sau một thời gian dài tiếp xúc với không khí sẽ không còn mới như ban đầu, vậy nên việc thay chậu vào thời điểm phù hợp sẽ mang lại vẻ đẹp mới cho chậu.