Từ xưa đến nay, hoa hồng vẫn là loài hoa nhận được sự yêu thích của bao người. Không chỉ bởi vì hoa hồng có ngoại hình sang chảnh mà còn có hương thơm quyến rũ đến lạ thường.
Với vẻ đẹp đầy sức hút ấy, hoa hồng được nhiều người yêu thích và lựa chọn góp mặt ở bất cứ nơi nào có thể trong ngôi nhà thân thương của mình như: hành lang, ban công, hàng rào, trước cổng…
Và đặc biệt đối với dân thị thành sống trong các ngôi nhà phố có diện tích hẹp thường lựa chọn những cây hoa hồng trồng trong chậu để tô điểm thêm cho không gian sống của mình.
Bài viết dưới đây hướng dẫn chăm sóc cây hoa hồng trong chậu ra nhiều bông có màu sắc rực rỡ. Mới các bạn cùng tham khảo nhé!
Hướng Dẫn Chăm Sóc Cây Hoa Hồng Trồng Trong Chậu Ra Nhiều Bông
*** Đối với chậu hoa hồng mới mua về
Đặc tính của hoa hồng là cây ưa ẩm nên cần phải cung cấp đầy đủ nước cho cây; nên tưới nước 2 lần một ngày sáng sớm và chiều mát.
Lưu ý: Không tưới lúc tối hoặc lúc trưa nắng. Bởi vì, ban đêm tưới cây nước thường đọng trên lá dễ bị nấm bệnh; tưới buổi trưa thì cây rất dễ bị sốc nhiệt làm cây dễ héo. Đặc biệt, nên tưới nước cho cây hoa hồng bằng vòi phun nhẹ tưới đều có thể sử dụng bình xịt áp xuất để tưới như: Bình xịt TOV Hàn Quốc. Nếu vào các ngày nắng gắt nên tưới thêm cho cây không bị héo.
Sau 10 đến 15 ngày, pha phân NPK hay DAP với tỷ lệ 1 muỗng cà phê/4 lít nước; tưới vào lúc sáng hoặc chiều mát. Tưới lên lá, thân, gốc…
Ngoài ra bạn có thể sử dụng phân bón hữu cơ Ranman – phân bón chuyên dụng cho hoa hồng để bón cho cây.
Sau 3 tháng, nên xới nhẹ gốc 1 lần và bón thêm phân chuồng ủ hoai trên mặt. Có thể bón thêm phân bánh dầu để cây trổ hoa to và thật đẹp.
Bên cạnh đó, để tôn lên màu sắc đặc trưng của hoa các bạn nên bón thêm phân kali lúc nụ hoa vừa nhú. Lúc cây ra hoa, tuyệt đối không tưới phân, nước lên cánh hoa.
*** Đối với chậu hoa hồng trồng lâu năm
Bón phân định kỳ NPK hay DAP hàng tháng: 1 lần phun bón lá và 1 lần bón gốc xen kẽ.
Thường xuyên cắt bỏ lá hoa hư. Đối với hoa đã nở nên cắt bỏ; khi cắt cần bấm ngọn thêm hai tầng lá để tạo cho cây hoa hồng có sức đâm nhánh mới, từ mỗi đầu nhánh đó sẽ cho ra những nụ hoa mới. Nên sử dụng kéo cắt cành bén để tránh làm tổn thương cho cây.
Khi bón phân cho hoa hồng cần quan sát nếu cây cho nhánh mới có màu đỏ tía đậm và cành mập mạp báo hiệu cây được cung cấp đủ dinh dưỡng. Ngược lại cây hoa hồng cho nhánh ốm yếu vống cao thì cần tăng cường chăm sóc cho kỳ cắt tỉa nhánh lần sau.
Cần tưới nước cho cây hoa hồng đủ nước để lá quang hợp, nếu để cây quá khô dễ xuất hiện nhện đỏ hút chích làm cây bị suy yếu dần. Lá cây bị nhợt màu và vàng lá ,quăn queo rồi rụng đi. Đề nghị tưới bổ sung đủ nước và bón thêm phân bón lá bổn sung vitamin cho cây hoa Hồng.