9 sai lầm cần tránh khi chăm sóc cây cảnh trong nhà để không phải nhìn cảnh tan hoang, vứt đi thì tiếc mà giữ lại thì phiền.
Vậy tại sao cây cảnh trong nhà dù được chăm sóc thường xuyên, tưới nước, bón phân kỹ càng mà sao vẫn chết thế ? Đó là vì bạn đã làm sai.
Dưới đây là 9 sai lầm có thể giết chết cây cảnh trong nhà, tìm hiểu ngay để tuyệt đối tránh nhé !.
1. Để cây ở vị trí không thích hợp
Mỗi loại cây đều có đặc tính và nhu cầu cụ thể riêng. Do đó, khi quyết định trồng một loại cây nào đó trong nhà, bạn cần tìm hiểu trước về chúng. Hãy hỏi những người bán cây cảnh hoặc thông tin trên mạng về cách chăm sóc, xem cây cần gì, chăm bón ra sao.
Một số loại cây ưa nắng chỉ thích hợp trồng ngoài trời hoặc ít nhất là để góc trong nhà có nhiều ánh nắng. Do vậy nếu bạn đặt những cây này trong góc ít sáng thì sớm muộn chúng cũng sẽ chết. Đặt sai chỗ là lý do phổ biến khiến nhiều cây trồng trong nhà nhanh lụi tàn.
Ngược lại, sẽ có một số cây ưa bóng râm, tuy là ưa bóng râm nhưng chúng cũng cần ánh sáng để sinh trưởng đó nhé, khi chỉ cần ánh sáng gián tiếp hoặc ánh sáng trực tiếp trong thời gian ngắn là được. Một số cây ưa ẩm cao thì cần thiết nên đặt trong bóng râm, kết hợp với ánh sáng dịu nhẹ. Nếu cây cần nhiều nước mà bạn lại lười chăm sóc thì chắc chắn chúng cũng sớm khô héo.
2. Thường xuyên thay đổi vị trí cây cảnh
Mỗi loại cây cần điều kiện ánh sáng, độ ẩm khác nhau. Khi bạn đặt cây ở góc phù hợp thì chúng sẽ nhanh chóng thích nghi với điều kiện môi trường ở đó, nhưng nếu cứ thường xuyên “đảo qua đảo lại” thì họa chăng là bạn đang thử thách tính “kiên nhẫn” của cây đấy. Đến một lúc nào đó, cây sẽ không kịp thích nghi và rất dễ bị héo úa, lụi tàn. Tốt nhất là hạn chế việc này lại bạn nhé.
3. Chọn đất trồng cây cảnh sai
Đất trồng chính là chìa khóa quan trọng để cây bám rễ, qua đó sinh trưởng, phát triển. Nên khi nói đến việc trồng cây không cứ phải là cây cảnh trong nhà, bạn không thể tùy tiện trồng chúng với bất cứ loại đất nào.
Do vậy khi trồng, bạn phải đảm bảo đất bạn trộn hoặc mua sẵn phù hợp với yêu cầu của từng loại cây. Có cây ưa đất cát, có cây thích đất thịt, có cây lại thích đất giàu mùn, …
Một số cây cần đất giữ ẩm tốt, trong khi các cây khác chẳng hạn như xương rồng lại yêu cầu đất thoát nước nhanh với hàm lượng cát và than bùn cao để ngăn ngừa thối rễ.
4. Tưới nước cho cây quá nhiều
Ngay cả những người làm vườn có kinh nghiệm đôi khi cũng mắc phải sai lầm này. Những người không quen làm vườn hoặc trồng cây cho vui đều đồng tình khi mình tưới nước nhiều sẽ giúp cây khỏe mạnh và phát triển nhanh hơn.
Tuy nhiên, với những cây trồng trong nhà, vốn đã sống quá quen với không gian râm mát, thiếu đi ánh nắng sưởi ấm nên sẽ không cần phải tưới quá nhiều nước. Nếu cây cần ít nước, bạn chỉ cần để cây ở nơi khô ráo và thỉ thoỏng tưới nước. Còn cây ưa ẩm thì hãy giữ cho đất ẩm thường xuyên ( chú ý không được để sũng nước ).
Để chăm sóc cây tốt, bạn nên nghiên cứu về từng nhu cầu nước tưới của từng loại cây. Thông thường trong nhà, chỉ cần tưới nước cho cây mỗi tuần một lần là đủ. Một số loại cây khác có khi còn cần ít nước hơn.
Bạn hãy sờ vào bầu đất của cây 3 ngày một lần, nếu thấy đất khô 2 – 3 cm thì hãy nên tưới. Và khi tưới bạn hãy tưới thật đẫm cho cây.
5. Giữ cây cảnh ở vị trí quá nhiều hoặc quá ít ánh sáng
Đúng là cây cảnh cần ánh sáng nhưng đa số cây trồng trong nhà là cây thân mềm, cần khá ít nắng hoặc ánh sáng tán xạ nhẹ. Nếu ánh nắng quá gay gắt, nhiệt độ cao có thể làm cây héo úa ngay.
Do vậy, trước khi đặt cây ở bất kỳ đâu thì hãy tìm hiểu về nhu cầu ánh sáng của từng loại. Một số cây cần ít ánh nắng thì nên đặt dưới ánh đèn LED để giữ cây không bị cháy lá. Ngược lại, ta sẽ 1 số cây cần phơi nắng nhiều hơn. Nếu bạn cung cấp ánh sáng không đúng theo nhu cầu của cây thì chúng sẽ “tiêu đời” sớm.
6. Để cây tiếp xúc với nhiệt độ khắc nghiệt ( quá nóng hoặc quá lạnh )
Nhiệt độ trong nhà thường ít có sự biến động và ta hoàn toàn có thể điều chỉnh được. Nhiệt độ phù hợp cho cây trồng trong nhà là từ 18 – 24oC, < 15oC hoặc > 28oC có thể khiến cây chết hoặc ngừng sinh trưởng.
7. Không chú tâm thay đất nuôi cây
Đất trồng trong chậu mà không được thay mới thì sẽ rất dễ gây hại đến cây cảnh. Dinh dưỡng liên tục bị cây trồng lấy đi, do vậy đất trồng dù tốt đến đâu thì sau nhiều lần bón phân, phun thuốc sẽ chai dần, nhất là đất trồng trong chậu, vốn diện tích đã rất hạn hẹp. Đất xấu, lá cây bắt đầu chuyển vàng, rễ cuộn tròn và bám víu vào nhau, thậm chí đâm tủa ra khỏi chậu, cây còi cọc, ít đâm chồi mới mặc dù vẫn sóng. Đó chính là dấu hiệu cho thấy không gian sống của cây đang quá chật chội. Khi này bạn cần chuyển sang một chậu hoặc một diện tích lớn hơn, thay thế đất trồng để giúp cây mau phục hồi.
Lưu ý trước khi “chuyển nhà” cho cây, bạn nên cắt tỉa qua cành lá và dọn dẹp bộ rễ của chúng. Những rễ rườm rà, rễ thối, cành lá héo úa cần được cắt tỉa gọn gàng, đảm bảo bộ rễ khỏe mạnh để hút dưỡng chất từ đất ở ‘nhà mới’.
8. Bỏ quên cây cảnh ở một góc
Nhiều người trong chúng ta khi chơi cây cảnh thường quên luôn chúng ở một góc. Không chỉ quên đi việc tưới mà còn ngó lơ đi nhiều công đoạn như cắt tỉa, lau chùi, bón phân cho cây. Khi cây có sâu bệnh cũng không biết để mà kịp xử lý.
Chính sự bỏ quên này là cách giết chết cây một cách nhanh nhất. Khi bạn mua cây cũng giống như việc mua bất cứ “vật nuôi” nào, chúng cần chăm sóc, ngó ngàng đến hàng ngày để luôn giữ được “thần thái”.
9. Không lau lá của cây cảnh
Việc làm sạch lá cây cảnh có quan trọng không ? Rất quan trọng, có hai lý do khiến bạn nên làm điều này. Đầu tiên, lá cây được bóng loáng. Thứ hai, giữ cho cây khỏe mạnh.
Ánh sáng trong nhà vốn đã khan hiếm, nếu lá cây tích tụ bụi nhiều thì sẽ hạn chế khả năng tiếp nhận ánh sáng, giảm mạnh khả năng quang hợp, cây khi này sẽ rất mỏng manh và yếu ớt.