Nếu bạn thấy cây cảnh trong nhà một thời gian dài không mọc lá lớn, lá thiếu bóng sáng, cây cảnh cằn cỗi dần thì phải tìm nguyên nhân và khắc phục mới có thể cứu được chúng.
Những người trồng cây cảnh thường hỏi tại sao cây cảnh ở nhà phát triển không tốt? Cây mua về trồng một thời gian, được tưới tắm cẩn thận mà không ra lá hoặc chồi mới.
Đó là vì bạn chưa cung cấp cho cây cảnh môi trường sống phù hợp, do đó cây cảnh lâm vào trạng thái “đóng băng”, ngừng phát triển. Nếu bạn không tìm hiểu nguyên nhân và thay đổi cách chăm sóc cũng như môi trường sống cho cây thì cây cảnh của bạn có thể khô héo, lụi tàn dần và chết.
Tại sao cây cảnh của bạn lại yếu đi?
Ở đây, tôi muốn nhắc mọi người rằng khi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp cây cảnh sẽ ở trạng thái nửa ngủ hoặc không hoạt động. Ví dụ nhiệt độ cao hơn 35 độ C hoặc nhiệt độ thấp hơn 15 độ C, cây sẽ không phát triển được tốt.
Lúc này, cây sẽ rơi vào trạng thái sinh trưởng ngừng trệ, tiêu hao chất dinh dưỡng của lá để đảm bảo sự sống cho bản thân. Đó là cơ chế tự bảo vệ của cây. Khi thời tiết trở nên ấm áp hoặc mát mẻ, cây sẽ sinh trưởng trở lại.
Do đó, nếu nhiệt độ cao hoặc nhiệt độ thấp cây chuyển sang trạng thái ngủ đông thì lúc này bạn nên giảm tưới nước và ngừng bón phân. Thực vật đang “ngủ” nên không được “quấy rầy”, khi gặp môi trường thích hợp, chúng sẽ tự nhiên “thức giấc”.
Ngoài ra cũng còn một số nguyên nhân khác về ánh sáng, nước, dinh dưỡng…
Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh khiến cây cảnh ngừng phát triển
Một số lý do khiến cây cảnh “đóng băng”
1. Cây cảnh thiếu ánh sáng
Chậu cây mà bạn nuôi trong nhà lâu ngày không phát triển được dù nhiệt độ trong nhà luôn ở mức ấm áp. Điều này chắc chắn không phải cây “ngủ” mà là do bộ rễ của chúng có vấn đề.
Hầu hết các vấn đề đối với những chậu cây cảnh để trong nhà là do thiếu ánh sáng. Dù có là cây chịu bóng râm đến đâu chẳng hạn như các loại cây trồng từ củ thông thường thì cũng chỉ chịu bóng râm nhiều hơn các loại cây khác mà thôi.
Chúng vẫn thích ánh sáng dịu. Nếu đủ ánh sáng tán xạ, nó sẽ phát triển rất nhanh.
Nên cung cấp cho cây cảnh ánh sáng vừa đủ
Do đó, nếu bạn để cây cảnh ở nơi tối hoặc bạn chỉ có thể cung cấp ánh sáng đèn chói chang cho cây thì còn lâu mới đáp ứng được nhu cầu sinh trưởng của cây. Đôi khi ánh sáng chói lọi mà mắt người nhìn thấy nhưng đối với cây vẫn còn chưa đủ.
Chỉ có ánh sáng mặt trời hoặc một số ánh sáng bổ sung thực vật đặc biệt mới có thể cung cấp cường độ ánh sáng cần thiết cho sự phát triển của cây.
Thực vật dựa vào quang hợp để phát triển, nếu không có ánh sáng mặt trời hoặc không có ánh sáng bổ sung đặc biệt, cây chắc chắn sẽ ở trong tình trạng sinh trưởng ngừng trệ. Khi đó, chúng sẽ tiếp tục tiêu thụ chất dinh dưỡng của lá để đảm bảo sự tồn tại của chúng.
Do đó, dù cây vẫn sống nhưng ở trong tình trạng “ngặt nghẽo” và nếu kéo dài thì cây chắc chắn sẽ chết.
2. Cung cấp nhiệt độ thích hợp cho cây cảnh
Như đã đề cập trước đó, thực vật sẽ rơi vào trạng thái không hoạt động khi chúng có nhiệt độ quá cao hoặc nhiệt độ thấp quá mức.
Ví dụ, hoa vân anh thông thường là loại cây sợ nóng và lạnh hơn cả. Nếu nhiệt độ cao hơn 28 độ C thì cây vân anh không phát triển được nhiều. Nếu nhiệt độ cao hơn 33 độ C, về cơ bản cây vân anh sẽ rơi trạng thái ngừng sinh trưởng (ngủ đông).
Nó chịu lạnh tốt tuy nhiên cũng sẽ ngừng phát triển khi nhiệt độ thấp hơn 15 độ C. Nhiệt độ phát triển tối ưu của cây vân anh là từ 18 đến 25 độ.
Hoa vân anh sẽ rơi vào ngủ đông khi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.
Hầu hết các loài thực vật đều ưa thích môi trường ấm áp và mát mẻ, chỉ một số loài thực vật mọc ở sa mạc mới có thể chịu được môi trường tiếp xúc với nhiệt độ cao.
Vì vậy, tôi muốn nhắc mọi người rằng trước khi trồng và nuôi dưỡng một loại cây nào đó, bạn phải hiểu chúng thích nhiệt độ gì. Trước khi mua hoa nên chọn giống phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương. Bạn cần thận trọng khi mua cây ở các vùng có khí hậu quá khác biệt với khu vực mình sống.
3. Hệ thống rễ của cây cảnh
Một số bạn trồng hoa, cây cảnh trong nhà thường quên tưới nước cho cây khiến đất thường xuyên bị khô. Khi đó, tình trạng cây sẽ ngày càng xấu đi, lá già phía dưới cây sẽ chuyển sang màu vàng và khô. Cuối cùng toàn bộ cây sẽ bị khô héo.
Một tình huống nữa là chậu cây thường xuyên bị tưới nước, nếu đất chậu tiếp tục ẩm thì cây đặc biệt rất dễ bị thối rễ. Cả hai điều kiện trên sẽ làm cho cây ngừng phát triển.
Nếu chậu cây nhà bạn ngừng phát triển có thể là do rễ bị thối hoặc rễ bị héo, lúc này bạn phải kịp thời lấy cây ra khỏi chậu, loại bỏ lớp đất cũ, kiểm tra tình trạng của rễ.
Nếu cây bị thối rễ, cắt bỏ rễ thối, ngâm phần đáy của thân rễ với carbendazim trong nửa giờ, sau đó trồng vào bầu đất mới.
Nếu bộ rễ bị héo thì cắt bỏ cành, lá héo, sau đó cắt bỏ rễ héo, cấy vào bầu đất mới, phun nước lên lá để duy trì độ ẩm và thông thoáng, đất trong chậu cần giữ ẩm nhẹ. Đồng thời bạn duy trì môi trường ít ánh sáng để chậu cây chậm rãi phát triển.
4. Lựa chọn đất trồng
Dù trồng loại cây cảnh gì thì bạn cũng phải cung cấp đất phù hợp cho chúng. Cần lưu ý rằng một số loại cây không được trồng trong đất thông thường, chẳng hạn như lan hồ điệp, lan Dendrobium, lan vũ nữ Oncidium và các loài lan khác.
Tất cả chúng đều thích đất thoáng khí, cơ bản là “đất” có vỏ cây và rêu sphagnum thông thường chứ không phải đất thịt, đất vàng. Điều này bạn phải hiểu biết rõ ràng khi trồng lan.
Còn nếu bạn đang trồng cây xương rồng, bạn phải sử dụng đất hút nước, chẳng hạn như đất than bùn với đá hạt theo tỷ lệ 1: 1.
Nếu trồng cây trong chậu thông thường, bạn có thể sử dụng đất dinh dưỡng đa năng hoặc có thể trộn với đất tơi xốp và thoáng khí, cố gắng không sử dụng đất vườn trồng rau nguyên chất hoặc đất dinh dưỡng kém chất lượng để trồng cây. bầu đất cho cây và duy trì chúng. Cây sẽ thu được kết quả gấp đôi với một nửa công sức bỏ ra.
5. Thận trọng khi bón phân cho cây cảnh
Khi trồng hoa không được bón phân bừa bãi cho cây, chỉ bón phân khi cây đang trong giai đoạn phát triển.
Cây đang trong giai đoạn mọc lá, ra nụ, ra hoa rất cần bón bổ sung. Còn nếu cây ngừng sinh trưởng hoặc bị sâu bệnh thì bạn phải ngừng bón phân. Cây mới đổi chậu hoặc chuyển về nhà mới (thích nghi với môi trường mới) đừng vội bón phân, hãy đợi cây thư giãn một thời gian.
Cây cảnh ngừng phát triển thì không nên bón phân
Ngoài ra, trong mùa sinh trưởng của cây cảnh bạn nên bón phân hợp lý cho cây, không bón phân quá nhiều hoặc nồng độ đậm đặc. Thông thường khi mua phân, người bán sẽ cho bạn một số thìa nhỏ thuốc, số đo của những thìa nhỏ này cũng khác nhau, phù hợp khi pha thuốc tưới cho cây.
Bạn nên hỏi người bán cây cảnh về phân bón phù hợp cho cây cảnh bạn đang trồng, đừng bón phân quá nhiều, cây “bổ” quá cũng dễ bị chết.
Trên thực tế, có một số thủ thuật để bón phân cho cây cảnh. Đó là bón phân loãng thường xuyên và bón cho cây với nồng độ loãng hơn khuyến cáo. Thông thường, khi chúng ta trồng hoa trong nhà, nồng độ phân bón nên giảm một nửa so với bình thường, điều này sẽ an toàn hơn cho cây cảnh.
Bạn nào không biết bón phân thì nên dùng phân tan chậm. Tuy nhiên không bón phân tan chậm khi nhiệt độ quá cao cũng không rắc trực tiếp phân tan chậm lên rễ cây. Điều này có thể làm hỏng cây.
Tuy nhiên, nên nhớ rắng khi cây đang phát triển không tốt hoặc ngừng phát triển, không mọc lá hay chồi mới, cây đang bị sâu bệnh thì không được bón phân vào lúc này vì sẽ càng làm cây hư hại hơn.