Cách dùng cây râu mèo chữa bệnh sỏi thận
Trị bệnh sỏi thận
người bệnh nên chọn dùng cành lá cây lúc hoa đang nở rồi phơi khô. Khi dùng, bạn cho cả nguyên liệu tươi và khô dưới dàng thuốc sắc, hãm như trà hoặc nấu cao lỏng để uống. Bài thuốc được sử dụng liên tục trong 8 ngày thì nghỉ 2 – 4 ngày.
Trị sỏi tiết niệu loại sỏi nhỏ
Có 2 cách áp dụng bài thuốc từ cây râu mèo trị bệnh sỏi tiết niệu. Hoặc là bạn lấy lá cây râu mèo khô, rửa sạch hãm với nửa lít nước sôi như hãm trà rồi chia 2 lần uống trong ngày, trước khi ăn cơm 15 – 30 phút. Uống nóng, uống liên tục 10 ngày, nghỉ 4 ngày, lại uống tiếp đợt khác. Hoặc cũng là cỏ râu mèo kết hợp với các vị thuốc khác như chó đẻ răng cưa, thài lài, mỗi vị 30g. Tất cả rửa sạch cho 800ml nước, sắc còn 250ml, uống trong ngày, trước khi ăn, lúc còn nóng. Dùng 5 -10 ngày một liệu trình.
Trị tiểu tiện không thông (tiểu buốt, rắt)
Lá cây râu mèo kết hợp với thài lài trắng đem rửa sạch cho vào đun với nước. Sau đó, bạn cho hoạt thạch, uống trong ngày. Uống liền 5 ngày. Nếu tiểu tiện bình thường thì ngừng thuốc.
Trị tiểu ra sỏi, tiểu ra máu và tiểu buốt
Râu mèo 40g, thài là trắng 30g, Sắc lấy nước, mỗi lần hòa thêm 6g bột hoạt thạch uống trong ngày, chia làm 3 lần. Uống liền 5 – 7 ngày.
Một số bài thuốc chữa bệnh khác của cây râu mèo
Trị viêm đường tiểu: râu mèo, thài lài, chó đẻ răng cưa, mỗi thứ 30g sắc uống. Dùng trong một tuần lễ.
Hạ huyết áp, giảm tần số hô hấp: trên động vật thí nghiệm, chất methylripariochromene A (MRC), ly trích từ lá râu mèo cho thấy có tác dụng hạ huyết áp (đặc biệt là huyết áp tâm thu) do tác dụng giãn mạch, giảm hậu tải của tim và lợi tiểu. Trên chuột nhắt trắng, râu mèo bằng đường tiêm xoang bụng với liều 2 – 4g/kg làm giảm hoạt động vận động của chuột. Trên chó, bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch với liều 0,179g/kg có tác dụng hạ huyết áp và làm giảm tần số hô hấp.
Hạ đường huyết: dịch chiết lá râu mèo có tác dụng hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường, nhưng tác dụng này không hằng định, cơ chế tác dụng, có thể là do kích thích sự hình thành glycogen ở gan. Acid ursolic làm giảm đường huyết, dùng trị đái tháo đường (ở Đài Loan).
Bảo vệ gan: chất ly trích bằng metanol từ lá râu mèo cho thấy có tác dụng bảo vệ gan bị tổn hại bởi việc dùng quá liều paracetamol.
Tăng sức đề kháng: các flavonoid trong râu mèo có tác dụng chống oxy hóa và bẫy gốc tự do là các chất gây tổn hại cho tế bào và hệ miễn dịch của cơ thể, do đó râu mèo còn có tác dụng tăng sức đề kháng của cơ thể.
Hiệu quả trị mụn: trong hai cuộc thí nghiệm để trị mụn, một ở Pháp trên người châu Âu và một ở Thái Lan trên người châu Á, cho thấy một loại mỹ phẩm dạng nhũ tương có chứa 2% trích tinh lá râu mèo làm giảm chất bã nhờn và kích thước mụn trên những người da nhờn do tác dụng làm giảm isozym týp 1 của 5-alpha reductase cũng như giảm sản sinh chất squalen, một cấu tử chính tạo nên chất bã nhờn là nguyên nhân phát sinh mụn. Tác dụng của mỹ phẩm có trích tinh râu mèo tốt hơn khi so sánh với chế phẩm trị mụn thông thường chứa 1% kẽm gluconat.
Râu mèo được sử dụng độc vị hoặc phối hợp với các thuốc khác trong các chứng bệnh thống phong, thấp khớp, thấp ngoài khớp, phù nề, viêm thận, sỏi niệu, tiểu ít, viêm gan, hoàng đản, sốt nóng, cảm cúm, thủy đậu (trái rạ), sởi (ban đỏ), đái tháo đường, cao huyết áp…