4 yếu tố cơ bản giúp bạn có một chậu cây cảnh đẹp trong nhà. Khi câu hỏi “Làm thế nào để phát triển và chăm sóc cho các cây để bàn trồng trong nhà tươi mới đây !!” đang làm khó một bộ phận dân văn phòng với tần suất làm việc trong tuần lên tới 70%, thì các dân văn vở lại “đào” được ngay bí quyết ngon giữa chốn đô thị. Cùng xem nhé.
Lần cập nhật nội dung gần nhất: 15/11/2020.
A. Chuẩn bị đất và trồng cây
Đất trồng cây trong nhà chủ yếu là rêu than bùn ( peat moss ) ( thêm một chút vôi – limestone ) ở gốc hoặc xơ dừa ( coconut coir ). Các thành phần bổ sung có thể là cát, đá trân châu ( perlite ) hay đá mạt ( grit ) ( cải thiện khả năng thoát nước ) cùng đá Vermiculite ( vermiculite ) ( tăng khả năng giữ nước ). Cũng thấy có kèm một ít phân hữu cơ ( compost ).
B. Tưới nước
Nhiều bạn nghĩ đã xác định trồng trong nhà là tưới nước càng nhiều càng tốt, nhưng nhiều ở đây là bao nhiêu. Trên thực tế, tưới quá ít và tưới quá nhiều đều có thể gây bất lợi cho các loại cây cảnh trong nhà. Bởi mỗi loại khác nhau đều yêu cầu độ ẩm của đất khác nhau. Đầu lá giòn và ngả nâu là dấu hiệu cho ta biết cây đang thiếu nước; hay lá úa vàng là triệu chứng điển hình của viêc tưới quá nhiều nước. Nên nhớ, hầu hết các loại cây trồng trong nhà đều chịu được môi trường ẩm thấp nếu chúng được tưới nước thường xuyên, và rễ của chúng không thể “ngồi” trong nước quá lâu.
Nguồn nước dùng tưới cho cây mà chúng ta sử dụng hằng ngày thường là nước máy đã qua xử lý bằng hóa chất để đảm bảo an toàn cho con người, tuy nhiên hầu hết các cây cảnh để bàn hay cây trồng trong nhà lại không thích Clo cho lắm, do vậy trước lúc tưới cần để nước trong bình ít nhất 24 giờ cho chắc bạn nhé.
C. Bón phân
Giống với các cây được trồng ngoài trời, cây cảnh trong nhà cũng cần được bổ sung khoáng chất trong đất; chủ yếu là Đạm, Lân và Kali. Lân kích thích cây ra hoa ( hoặc đậu quả ) trong khi Kali đánh mạnh vào rễ giúp rễ khỏe và tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
Lưu ý:
- Trước khi tưới phân, cần kiểm tra để đảm bảo chậu cây đang đủ ẩm hay không, bởi đất ẩm cho phép phân bón được hấp thụ nhanh và đồng đều. Chỉ nên pha trộn lượng phân vừa đủ dùng một lần và đừng bao giờ cất giữ lại. Dùng riêng một thùng chứa để pha trộn phân bón và không dùng nó cho bất cứ mục đích nào khác.
- Sử dụng các loại phân bón dạng que và dạng viên nếu bạn muốn công đoạn này trở nên dễ dàng, nhanh chóng và sạch sẽ hơn. Phân dạng que được ấn sâu vào trong lòng đất cách thành chậu khoảng 1 cm. Phân dạng viên cũng được cho vào đất trồng ở vị trí tương tự. Có thể sử dụng một dụng cụ chuyên dùng để cho các viên phân bón vào chậu thì sẽ đỡ tốn công hơn rất nhiều đấy.
D. Ánh sáng
Cây trong nhà thường nhận được ít ánh sáng so với khi chúng được ươm trồng và sống ngoài tự nhiên. Việc ánh sáng không đủ thường biểu hiện với màu nhạt lá, cây cao lêu nghêu và yếu ớt.
Khi điều này xảy ra, lập tức tăng cường độ ánh sáng cho cây ngay bằng cách di chuyển cây đến gần hơn đến khu vực cửa sổ – nơi tập trung nhiều ánh nắng để giúp cây phát triển. Cần tránh chỗ có ánh nắng gắt để cây không bị cháy lá.
Với thời tiết mùa đông thì có thể bổ sung ánh sáng nhân tạo bằng cách đặt cây dưới bóng đèn huỳnh quang.
Hy vọng những hiểu biết về 4 yếu tố cơ bản trên đây sẽ giúp bạn có những chậu cây cảnh đẹp trang trí cho ngôi nhà của mình.