Bộ sưu tập
Cây khế ngọt ( danh pháp khoa học hai phần Averrhoa carambola là một loài thực vật có hoa trong họ Chua me đất Oxalidaceae. Loài này được L. mô tả khoa học lần đầu tiên vào năm 1753 ) – cây tuổi thơ đã quá đỗi quen thuộc với biết bao nhiêu thế hệ người Việt Nam không chỉ qua ca dao mà còn ngoài đời thực . Hiện nước ta đang có hai giống khế trụ cột chính là khế chua và khế ngọt. Quả khế chua thì được sử dụng nhiều trong chế biến món ăn thì những cây khế ngọt được thực khách yêu thích vì hương vị ngon ngọt mà em nó mang lại.
Khế ngọt tuy chỉ là một nhánh nhỏ trong họ khế có xuất sứ từ Sri Lanka. Nhưng lại được biết đến rộng rãi tại Đông Nam Á hơn nhờ được nhân giống bởi nhiều thế hệ. Bên cạnh giống khế chua bản địa của người Việt Nam vốn chỉ được dùng để nấu canh. Khế ngọt với hương vị phá cách riêng đã chiếm được cảm tình của nhiều người và đang dần trở thành loại khế được trồng nhiều nhất tại nước ta hiện nay. Vì quá phổ biến nên để nâng cao chất lượng thành phẩm các nhà khoa học nước ta đã rất tích cực cho ra đời nhiều giống khế ngọt cho quả to hơn và thơm ngon hơn.
Đặc điểm của giống cây khế ngọt
Cây khế ngọt thuộc dạng cây bụi cao, thân gỗ thân gỗ phân cành thấp. Lá kép lông chim lẻ dài khoảng 15 – 20cm gồm từ 5 – 11 đôi lá chét đối diện nhau, mỗi lá chét dài từ 3,8 – 9cm, phiến lá có hình bầu dục hoặc hình trứng thuôn dài, mặt trên nhẵn và mặt dưới có lông mịn và trắng. Hoa khế màu hồng có dạng hình sao nhỏ li ti mọc thành chùm màu trắng rất đẹp, xuất hiện tại nách lá hoặc đỉnh cành. Cây khế có nhiều cành, chiều cao trung bình của cây khoảng 4m. Quả khế thuộc dạng quả nạc, có nhiều hạt với 5 múi, ăn giòn, vị chua hay ngọt. Khi còn non thì màu xanh, khi chín thì ngả dần sang màu vàng trông như sắp rụng. Cây khế ngọt ngoài việc trồng để ăn quả thì cây khế ngọt còn được trồng để làm cảnh khá đẹp mắt.
Dừng lại và tham khảo chút: Cây chanh leo
Tác dụng của cây khế ngọt
Khế ngọt ăn tươi như các loại trái cây khác hay còn được dùng riêng để lám mứt, nước quả, … có tính nhuận trường, khích thích ăn ngon miệng hơn và giải nhiệt vào mùa hè. Trong khế ngọt có hàm lượng vitamin C khá cao ( khoảng 25 – 40 mg/100 g thịt quả ). Đặc biệt lượng carotene ( vitamin A ) thì vào khoảng 25 – 35 calo/100g phần ăn được.
Hơn nữa khế ngọt được Đông Y chứng minh là có tác dụng lợi tiểu, trị long đờm, giảm cân và cảm cúm khá hiệu quả. Trên cây khế phần thân thì có tác dụng làm lợi tiểu. Phần rễ cây thì giúp trừ phong thấp và giảm đau. Ngoài ra khế ngọt còn có chứa hàm lượng các loại vitamin như vitamin K, A,C, B1, B2 và P.
Cách trồng cây khế ngọt trong chậu
1. Chọn thời vụ trồng thích hợp
Cây khế thường phát lộc vào mùa xuân, ra hoa vào đầu hạ và kết quả vào cuối mùa thu. Do vậy thời điểm thích hợp để trồng khế ngọt trong chậu là vào vụ xuân hoặc vụ thu. Chọn thời vụ thích hợp sẽ giúp cây khế ngọt kết quả vào đúng vụ thu, là vụ cho quả chín đẹp và thơm ngon nhất. Bonus: Dưới đây là hình ảnh cây khế ngọt giống cho bạn đọc tham khảo
2. Chọn đất
Loại đất phù hợp cho cây khế ngọt giống là đất nhiều mùn, dễ tiêu thoát nước, tơi xốp vì rễ khế dễ bị thối khi bị ngập úng. Độ pH của đất thích hợp là từ 5,5 – 6,5. Cây khế rất cần nước đặc biệt là trong giai đoạn nuôi quả từ tháng 6 đến cuối năm, vì khô hạn sẽ làm quả bị rụng nhiều. Do vậy khi nuôi quả, phải đủ ẩm cho vườn khế nếu cần thì phải tưới. Cây khế chịu được biên độ nhiệt độ rộng. Cây lớn có khả năng chịu được rét đậm, rét hại và nắng nóng. Ở nhiệt độ 22 đến 25oC, quả chín đẹp mã và cho vị thơn ngon, cho nên lứa quả chín vào cuối thu là tốt nhất ( như đã nhắc ở trên ). Khế không ưa ánh sáng chiếu thẳng, cho nên có thể trồng xen khế trong vườn có các cây cao, che bớt ánh nắng là rất tốt.
3. Chuẩn bị và xử lý hạt giống
Phương pháp trồng khế hiện nay chủ yếu vẫn bằng hạt song gần đây có thêm phương pháp ghép ( ghép mắt, ghép áp, ghép cành ) đang được áp dụng rộng rãi để cải thiện tốc độ ra quả và độ đồng đều. Nhưng dù là cách nào cũng phải chú ý khâu chọn giống, tức là nguồn gốc giống cần được xác định rõ ràng. Chọn những cây sai quả, quả ngọt ưng ý, đã chín kỹ và lấy hạt rửa sạch, lựa hạt mẩy và đem gieo ươm vào luống được làm đất thật nhỏ hoặc gieo vào túi bầu có đất nhỏ cùng với ¼ phân hữu cơ, 70g lân. Túi bầu nilon kích thước 12x18cm, có 6 – 8 lỗ nhỏ thoát nước. Sau khi gieo 2 đến 3 tuần, hạt nẩy mầm. Khi cây mọc cao được 45 – 50 cm tức là sau 10 đến 12 tháng thì đem trồng. Cách gieo hạt như vừa trình bày có thể dùng để gieo hạt cây gốc ghép ( thường là khế chua ) để ghép khế ngọt.
4. Cách trồng cây khế ngọt đẹp
Trước tiên cần đào hố sẵn trước 25 đến 30 ngày, với độ sâu 60cm, rộng 60cm, hố cách hố từ 5 đến 6m. Tiến hành bón lót vào mỗi hố 10 đến 15kg phân chuồng hoai mục + 3kg supe lân + 1kg vôi bột, trộn đều rồi lấp vào hố cùng với đất mặt.
Khi trồng nên thực hiện cuốc một hố nhỏ bằng cỡ bầu cây khế con, ở chính giữa hố, đặt cây khế vào. Sau đó lấp đất, tránh không trồng quá sâu, mặt bầu cao hơn miệng hố 5 đến 6 cm. Nếu đất khô thì phải tưới và che cho cây khế con. Trong 3 năm đầu cần định kì cắt tỉa, tạo tán cho cây, không để cành sát mặt đất, mỗi năm cần bón thúc cho khế 200 đến 400g NPK tổng hợp mỗi cây cùng với 5kg tro (nếu có). Sau 3 năm đó, cây cho thu quả, sau mỗi năm thu quả xong bón cho một cây 15 đến 20kg phân chuồng tốt hoai mục + 2kg vôi bột, 3 đến 4kg NPK, riêng lượng NPK nên chia ra làm từ 3 đến 4 lần cho một năm.
5. Cách chăm cây khế ngọt trong chậu
Cây khế ngọt to, thân dễ bị ánh nắng trực xạ làm nứt vỏ cho nên cần chú ý tạo tán đủ lá che phủ cho thân cây. Trong thời gian cây khế nuôi quả, không nên bón đạm quá nhiều mà nên bón K, tro bếp, vôi bột để cải thiện chất lượng quả. Nếu gần vườn khế ngọt có những cây khế chua thì có thể xảy ra hiện tượng thụ phấn chéo làm cho quả khế ngọt giảm chất lượng. Do vậy cần có bức tường ngăn cách.
Cần thường xuyên tiến hành cũng cấp đủ nước cho cây trong những giai đoạn quan trọng như lúc mới trồng, khi cây ra hoa, đậu quả…
Hàng năm, cứ vào mùa khô thì nên dùng nước vôi bão hòa quét vào gốc cây để bảo vệ cây. Giúp ngăn ngừa đáng kể các loài sâu đục vỏ, đục thân… xâm nhập gây hại cho cây khế.
Khi cây đạt chiều cao độ từ 80cm đến 1m, cần tiến hành loại bỏ sớm những cành tăm, khuất tán. Mục đích là để cây tập trung chất dinh dưỡng cho cành ngọn và những cành lộ sáng.
Nên lấy cọc chống đỡ cho cành, cây khế. Vì cành của cây khế giòn, dễ gãy ( vào thời kỳ sắp thu hoạch trái ).
6. Thu hoạch
Sau khi hoa nở và đậu quả khoảng hơn 3 tháng thì những quả khế lứa đầu bắt đầu chín. Cần để quả khế chín kỹ trên cây mới hái vì sau khi tách khỏi cây, quả khế ngọt sẽ không tiếp tục chín nữa. Cuống quả nhỏ, mảnh nên quả khế dễ bị rụng, do vậy cần thu hái kịp thời để đem đi tiêu thụ.
Đọc thêm sản phẩm: Nho pháp quả xanh
Mua cây khế ngọt ở đâu uy tín chất lượng đồng đều trên thị trường ?
Địa chỉ: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên. Đối diện với Tổng công ty may 10, Hà Nội.
- Quý khách xin vui lòng liên hệ với Cây cảnh Hải Đăng để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn lựa chọn sản phẩm cây khế ngọt giống phù hợp.
- Chúng tôi sẽ chụp ảnh sản phẩm cho quý khách nếu có yêu cầu.
- Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ hàng hóa đảm bảo chất lượng và đúng quy cách trước khi giao.
- Quý khách ở xa vui lòng tiến hành chuyển khoản trước. Nếu quý khách ở nội thành có thể áp dụng ship nhanh với chi phí 40k một lần ship.