Hạt giống bạch đàn chuẩn hàng sẵn sàng trao tay khách
- Quy cách: 1kg
- Giá thỏa thuận
- Phân loại: Cây Lâm nghiệp
- Ứng dụng: Cây công trình, cây cảnh, cây bonsai
Thông tin bên lề về cây bạch đàn
Bạch đàn hay Khuynh diệp là chi thực vật có hoa Eucalyptus nằm trong họ Đào kim nương ( tức Myrtaceae ). Bạch Đàn vồn có nguồn gốc từ Úc. Hiện nay đã hơn 700 loài bạch đàn được phát hiện, hầu hết có bản địa tại Australia, và một số nhỏ thì được tìm thấy ở New Guinea và Indonesia và một ở vùng viễn bắc Philippines và Đài Loan.
Loài cây này được dẫn giống bằng hạt đem về trồng ở nước ta vào những khoảng thập niên 1950 và kết quả cho thấy một số loài rất ưa chuộng thổ nhưỡng, khí hậu của Việt Nam.
Ở nước ta, cây được trồng phân bố chủ yếu ở miền thuộc duyên hải. Cây có đặc tính ưa ánh sáng, khí hậu nóng ẩm và ở những nơi có lượng mưa từ 1.500 – 2.500 mm/năm, nhiệt độ trung bình tháng lạnh khoảng 15oC, tháng nóng nhất 26 – 29oC, thích hợp nhất với đất phèn, đất feralite đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét, thành phần cơ giới gồm cát pha đến thịt nhẹ, dễ thoát nước, độ pH thích hợp khoảng 4 – 6.
Hiện tại ở Việt nam chỉ du nhập khoảng 10 loại bạch đàn có thể kể ra như:
+ Bạch đàn đỏ: Eucalyptus camaldulensis thích hợp trồng vùng đồng bằng.
+ Bạch đàn trắng: Eu.alba, thích hợp những vùng gần biển.
+ Bạch đàn lá nhỏ: Eu. Tereticornis, thích hợp vùng đồi thuộc Thừa thiên – Huế.
+ Bạch đàn liễu: Eu. Exserta, hay gặp ở vùng cao miền Bắc VN.
+ Bạch đàn chanh: Eu. Citriodora, thích hợp với những vùng thấp, lá có chứa tinh dầu mùi sả.
+ Bạch đàn lá bầu: Eu. globules, phổ biến ở vùng cao nguyên.
+ Bạch đàn to: Eu. grandis, thích hợp vùng đất phù sa.
+ Bạch đàn ướt: Eu. saligna, thích hợp vùng cao nguyên Ðà Lạt.
+ Bạch đàn Mai đen: Eu. Maidenii, thích hợp các vùng cao như Lâm Đồng, v.v.
Cây bạch đàn ( Eucalyptus camaldulensis ) có đặc điểm là cây thân gỗ lớn, cây trồng nơi nguyên sản có thể cao 45 – 50m, đường kính khoảng 2m. Lớp bần bên ngoài bong thành mảng để lộ vỏ thân màu sáng, cành non có 4 cạnh. Với lá non sẽ là mọc đối, không cuống, phiến lá hình trứng, màu lục như được phủ thêm lớp sáp. Lá già mọc so le với phiến lá hình liềm hẹp và dài hơn so với lá non. Phiến lá có chứa các túi tiết tinh dầu. Hoa màu trắng vàng, gồm 4 – 12 hoa hợp thành tán mọc ở nách lá. Quả hình chén.
Kỹ thuật gieo trồng hạt giống bạch đàn
1. Thu hái hạt giống bạch đàn
– Thu hái hạt bạch đàn khi cây mẹ đạt từ 8 tuổi trở lên. Trước khi thu hái hạt nên chọn những cây có dáng đẹp, thân thẳng, tán phân bổ đều và không bị sâu bệnh. Quả có màu xanh thẫm, đầu quả màu nâu sẫm, cuống quả có mốc trắng, hạt màu nâu, và mày màu nâu nhạt.
– Khi thu hái quả về phải tiến hành chế biến ngay. Phân loại quả sau đó ủ lại cho quả tiếp tục chín đều rồi mới tách hạt ra khỏi quả. Sau khi hạt tách ra khỏi quả phải thu gom ngay để tránh ảnh hưởng của nhiệt độ cao, loại bỏ tạp chất, các hạt lép. Khi phơi phải đảo trộn nhiều lần trong ngày.
2. Kỹ thuật gieo trồng cây con
– Xử lý hạt giống: Trước khi gieo nên tiến hành bước xử lý hạt. Ngâm hạt trong thuốc tím có nồng độ 0,05%. Sau khoảng 10 phút rửa sạch và vớt ra, cho vào túi vải ẩm ủ (mỗi túi từ 20 – 30 gram), mỗi ngày nên rửa lại trong nước ấm 1 lần và ủ lại, sau 3 – 4 ngày hạt nứt nanh đem gieo vào luống đã chuẩn bị sẵn.
– Đất trồng: Nên chọn đất cát pha nhẹ, mịn. Lên luống cao khoảng 1,2 m. Sau khi san phẳng mặt luống nhớ tưới nhẹ thêm nước tạo độ ẩm cho đất giúp gieo hạt được thuận lợi.
– Chuẩn bị bầu: Dùng túi bầu PE để tạo cây gióng. Ruột bầu đặt vào đó sẽ gồm 80% đất tầng AB + 20% phân hữu cơ đã hoai. Đất bỏ vào bầu sau đó đem ra xếp thẳng đứng và thành hàng theo luống. Mỗi luống nên giữ khoảng cách tối thiểu là 0,4m.
3. Cấy cây và chăm sóc cây
– Sau khi gieo được khoảng 4 – 5 tuần, hạt sẽ nảy mầm và cây lúc này sẽ cao được 5 – 7cm. Trước khi nhổ cây ra khỏi bầu để tiến hành trồng xuống luống, bạn nên tưới đẫm luống gieo trước 1 giờ. Cấy xong nên che nắng cho cây từ 4 đến 5 ngày. Khi cây bén rễ có thể tháo dàn che và tiến hành đảo bầu.
– Chăm sóc cây con: Trong 3 tháng đầu luôn phải đảm bảo độ ẩm cho đất giúp cây phát triển.
– Nếu cây có dấu hiệu bị vàng hay còi cọc, bạc lá thì dùng sulphát đạm và supe lân để tưới cho cây, pha nồng độ 0,1% – 0,2% tưới 2,5 lít/m2, cách hai ngày tưới 1 lần. Sau khi tưới phân phải tưới rửa sạch lại bằng nước lã.
.
– Ngoài ra có thể phòng trừ bệnh thối rễ cho cây bằng dung dịch Boocđo 1% h,ọăc thuốc Benlate (1g/1lít) phun đều lên trên mặt luống. Trong thường hợp bệnh xuất hiện lại nên pha nồng độ 6g/10 lít nước phun cho 100 m2, định kỳ tuần hai lần, phun liên tục trong 2 – 3 tuần.
– Thời gian nuôi cây trong vườn ươm nên từ 3 – 4 tháng trở nên, cây có chiều cao từ 35 – 40 cm, đường kính cổ rễ vào khoảng 3 – 4 mm thì có thể đem xuất vườn.