Bộ sưu tập
Đặc điểm thực vật
Thông tin thêm
1. Bộ phận dùng
Lá – Folium Hibisci Mutabilis, gọi là Phù dung diệp. Hoa và rễ, hạt cũng được dùng.
1. Phân bố và thu hái
Chưa có tài liệu nghiên cứu cụ thể. Sơ bộ, chúng tôi tìm thấy trong cánh hoa phù dung có anthoxyanozit. Trong lá như có một chất nhầy ( theo Đỗ Tất Lợi, năm 1960 ).
Trong hoa có queximeritrin C21H20O12, cùng một ít meratin C27H30O17 (C. A. 1964, 60 11042h). Theo Lowry J. B. trong hoa có xyanidin-3 sambubiozìt (.Phyiochemisíry 1971, 10, 673 và c. A. 1974, 81, 10960 Z).
Ngoài ra trong lá chứa flavon, hợp chất phenol, axit amin, đường khử ( Quảng Châu thị dược phẩm thí nghiêm Sở: Nông thôn trung thảo dược chế tễ kỹ thuật; 1917, 237).
Thành ngữ gắn liền với hoa phù dung
Phù dung sớm nở tối tàn
Phù dung như diện liễu như mi. (Trường Hận Ca – Bạch Cư Dị).
Đúng vậy hoa phù dung – một loài hoa mang vẻ đẹp kiêu sa nhưng mong manh, rưng rưng như vẻ đẹp của người thiếu nữ. Phù dung đẹp nhưng life of hoa phù dung sao lại quá ngắn ngủi ! …Lúc sáng sớm là một nụ hoa căng tròn, những cánh hoa có chút e ấp lung linh trên mình những giọt sương long lanh khi bắt đầu đón nhận những tia nắng sớm. Sắc hoa càng trắng khi nở căng tròn và bắt đầu chuyển dần sang màu hồng nhạt khi về trưa, lúc mặt trời đứng bóng có màu hồng đậm rồi bắt đầu héo úa…Và thật buồn khi sáng hôm sau chỉ còn thấy xác hoa rơi…
Cây phù dung chữa bệnh gì ?
Theo đông y, phù dung có vị cay, tính mát, có tác dụng giải độc thanh nhiệt, chữa tiê thũng bài nung, lương huyết, chỉ huyết,…Dưới đây là một số bài thuốc hay từ cây phù dung
1. Chữa mụn nhọt
Dùng lá hoặc dùng hoa phù dung tươi 20g, đem đi giã nhỏ đắp lên chỗ mụn nhọt. Khi thấy thuốc khô lại thay thuốc khác. Đơn thuốc này áp dụng cho mụn mới mưng mủ, có thể giúp đỡ đau và mụn sẽ tiêu đi. Nếu mụn đã chín sẽ chóng vỡ mủ.
2. Chữa bỏng
Chuẩn bị hoa hoặc lá phù dung 18g, đại hoàng 12g, bạch chỉ 9g, cam thảo 9g. Đem tất cả sấy khô, nghiền thành bột mịn rồi trộn với dầu trà hoặc dầu vừng bôi lên tổn thương.
Hoặc chuẩn bị hoa phù dung 15g, thanh đại 9g, hai thứ tán bột, trộn với dầu vừng sau đó bôi vào nơi bị bỏng. Ngày bôi 3 lần vào vùng bị tổn thương do bỏng.
Hoặc dùng trực tiếp hoa phù dung tươi lượng vừa đủ đem ngâm trong dầu ăn cho đến khi hoa chìm xuống đáy thì tiến hành lọc bỏ bã, đựng trong bình kín dùng dần, ngày từ 2 – 3 lần dùng gạc hoặc bông vô khuẩn thấm vào dầu thuốc bôi nhẹ nhàng vào vết bỏng.
3. Kinh nguyệt ra nhiều
Hoa phù dung ( chọn loại mới nở, còn màu trắng chưa chuyển màu) phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml. Đem uống một lần trong ngày, uống đều trong 7 ngày.
Hoặc lấy hoa phù dung phơi khô đem tán bột mịn, gương sen ( loại lâu năm càng tốt ) đốt tồn tính, tán mịn. Trộn đều hai thứ với lượng bằng nhau. Ngày chia uống hai lần, mỗi lần 8g với nước cơm, uống trước bữa ăn. Uống đều trong 5 -7 ngày.
4. Chữa chín mé
Nguyên liệu gồm hoa hoặc lá phù dung 20g, rau sam 20g, củ chuối tiêu 20g, muối 10g. Tất cả để tươi, giã nhỏ, đem đi gói vào miếng gạc. Đắp mỗi ngày hai lần, và đắp như vậy trong 3 – 5 ngày.
5. Chữa sưng vú
Lấy ra hoa hoặc lá phù dung 50g, mầm húng dũi 50g. Hai vị dùng tươi, rửa sạch, giã đắp. Ngày đắp một lần vào buổi trưa, và đắp liên tục trong 3 ngày.
6. Trị chứng viêm khớp
Sử dụng hoa phù dung và xích tiểu đậu ( tức đậu đỏ nhỏ hạt ) mỗi thứ lấy ra 15g, hai thứ nghiền nhỏ. Sau đó đem trộn với mật ong rồi đắp lên những chỗ khớp bị viêm. Ngày đắp một lần vào những buổi tối, đắp liên tục trong 5 ngày. Hoặc chuyển qua lá phù dung, phơi khô, tán bột, trộn mật ong đắp vào chỗ khớp xương bị viêm.
7. Chữa chắp và lẹo mắt
Dùng hoa phù dung và bạc hà tươi, mỗi thứ lấy lượng 3g, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên chỗ chắp hoặc lẹo, mỗi ngày 2 – 3 lần.
8. Chữa tất cả các loại ung nhọt
Lá phù dung đã phơi khô, nghiền mịn, quả ké đầu ngựa (thương nhĩ tử) – sao tồn tính ( có thể hiểu là rang hoặc đốt to lửa cho đến khi mặt thuốc cháy đen như than, nhưng bên trong vẫn giữ nguyên màu thuốc), nghiền mịn. Chú ý hai thứ lượng bằng nhau. Sau đó hoà với mật ong trộn đều. Dùng để chữa tất cả các loại mụn nhọt như hậu bối, mụn đầu đinh, nhọt bọc, chín mé, sưng vú (nhũ ung)…
9. Chữa zona (giời leo)
Dùng lá hoặc hoa phù dung, đem đi phơi khô trong bóng râm, tán bột, trộn với giấm gạo, bôi vết thương, ngày bôi 3 – 4 lần.
9. Chữa ho ra máu
Dùng hoa phù dung 9 – 10 bông, sắc nước uống. Ngày dùng 2-3 lần.
10. Chữa đau mắt đỏ
Dùng lá phù dung, phơi khô trong bóng râm (âm can), tán mịn. Tiếp tục trộn với nước thành thứ bột nhão, đắp lên 2 thái dương, dùng băng dính cố định lại. Ngày thay thuốc từ 2 – 3 lần.
11. Viêm âm đạo
Sử dụng lá phù dung tươi khoảng 1kg, sắc lấy nước ngâm rửa, mỗi ngày dùng một lần.
Cách trồng và chăm sóc cây phù dung
Phù dung vốn là một loài cây ưa sáng, cần phân, chịu ẩm, chịu bóng, nhưng không thể chịu rét được. Cây thích hợp trồng nơi đất pha cát, thoát nước. Nói chung trồng vào mùa mưa có thể thỏa mãn nhu cấu sinh trưởng.
Cây phù dung trồng chậu sau khi ra hoa phải tiến hành tỉa cành. Đất chậu giữ hơi ẩm. Cây phù dung trồng ngoài vườn, trước mùa đông nên cắt hết cành. Mùa xuân năm sau đắp thêm đất, cắt cành già sẽ giúp mọc nhều cành mới.
1. Phương pháp nhân giống
Có thể sử dụng phương pháp tách gốc, phương pháp giâm và phương pháp chôn cành.
Với phương pháp tách gốc: Vào cuối tháng 2, tiến hành nhổ gốc cây lên, dùng dao sắc tách hẳn phần gốc ra, mỗi gốc có khoảng 4 – 5 mầm, trồng trong đất ẩm, trồng xong lập tức tưới nước. Khoảng 1 tuần sau thì cây có thể sinh trưởng, những cây sinh trưởng tốt có thể ra hoa ngay trong năm.
Giâm cành: Vào mùa đông khi cây Phù dung đã rụng hết lá, tiến hành chặt toàn bộ cành phía trên, đoạn cách mặt đất khoảng 10 – 15cm, sau đó đem cắt thành đoạn giâm dài 10 – 15cm, cứ 50 cành tiến hành bó thành 1 bó, sau đó chôn xuống đất nơi có ánh nắng và thoáng gió. Độ sâu của rãnh tối thiểu khoảng 40cm, rộng 50cm. Để bó cành giâm đặt vuông góc xuống rãnh trồng, sau đó dùng cát ẩm sạch phủ lên trên dày khoảng 10cm, cần chú ý giữ cho cát luôn ẩm. Đến mùa xuân năm sau, phần gốc khi đó sẽ lành, khi ấy có thể bỏ bó ra đem từng cành cắm lên luống giâm, cây sẽ dễ mọc hơn.
Chôn cành: Tháng 6 – 7, lấy những cành Phù dung dài bên ngoài vít chôn xuống dưới đất. Do cành rất dễ mọc lên những rễ bất định nên không cần cắt tách cành. 1 tháng sau là cành mọc rễ, 2 tháng sau là có thể cắt ra khỏi cây mẹ. Nhổ cả cây lẫn rễ, đem chôn vào trong nhà kính hoặc trong hầm để qua đông. Đến mùa xuân năm sau thì tiến hành đem cây ra trồng trên mặt đất.
2. Chăm sóc hoa phù dung
Bón phân: Mỗi năm định kì bón phân 1 lần, phân hữu cơ hay hóa học đều được. Khi bón cần đào thành rãnh xung quanh gốc, sau đó rắc phân lên và tưới nước, cuối cùng lại lấy đất đậy kín rãnh vào.
Tưới nước: Vào mùa hoa cần tưới đủ nước, nếu không đủ cây sẽ bị tàn sớm. Đối với ở vùng khí hậu tương đối lạnh, vào mùa đông cần cắt bỏ toàn bộ cành, sau đó đặt đất lên đế có thể chống chết rét. Đến tháng 4 năm sau thì bỏ đất đắp ra, cây sẽ tiếp tục ra cành mới, cho nhiều hoa.
Tỉa cành: Đối với Phù dung trồng trong chậu, vào cuối tháng 10 cần thực hiện việc chuyển cây vào trong nhà, nếu như muốn trồng tiếp thì có thể giữ lại toàn bộ cành lá, còn nếu muốn để sang năm trồng thì cắt bỏ toàn bộ cành, để lúc trồng lại cây sẽ mọc cành mới.
Nhiệt độ trong nhà kính lưu ý phải đảm bảo 3 – 10°C, là cây có thể qua đông an toàn. Vào mùa đông, hàm lượng nước trong chậu khoảng 40% là được. Sau Thanh minh (ngày 4 tháng 4) lại chuyển cây ra ngoài nơi có ánh nắng. Do diện tích dinh dưỡng của đất trong chậu nhỏ, vì vậy trong thời kỳ sinh trưởng và ra hoa chú ý đừng quên tiến hành bón phân tưới nước giống như những loại cây hoa cảnh khác.
Mua giống cây phù dung ở đâu chất lượng uy tín ?
Địa chỉ: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên. Đối diện với Tổng công ty may 10, Hà Nội.
- Quý khách xin vui lòng liên hệ với Cây cảnh Hải Đăng để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn lựa chọn sản phẩm hoa phù dung phù hợp.
- Chúng tôi sẽ chụp ảnh sản phẩm cho quý khách nếu có yêu cầu.
- Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ hàng hóa đảm bảo chất lượng và đúng quy cách trước khi giao.
- Quý khách ở xa vui lòng tiến hành chuyển khoản trước. Nếu quý khách ở nội thành có thể áp dụng ship nhanh với chi phí 40k một lần ship